Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Bệnh mạch vành: Biểu hiện, nguyên nhân và thuốc điều trị hiệu quả

Bệnh mạch vành đang là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm.

Bệnh mạch vành: biểu hiện, nguyên nhân và điều trị

Bệnh mạch vành đang là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới

1.Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn hồi thì nay sẽ trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện các mảng bám qua thời gian, như cholesteron và các chất khác bám trên thành mạch máu, gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Khi bệnh mạch vành trở nên nặng hơn, máu sẽ lưu thông kém và khó khăn hơn. Hậu quả của việc này là tim không thể nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết để duy trì sự sống và dẫn đến những cơn đau thắt ngực và tình trạng nhồi máu cơ tim.

2.Ai dễ mắc bệnh mạch vành?

Tuổi tác hay về tiểu sử gia đình là những nguyên nhân gây bệnh mạch vành. Những người dễ mắc bệnh mạch vành đó là nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi.

Khi tuổi cao sức yếu thì bệnh mạch vành càng dễ xuất hiện. Ngoài ra, những người có bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh mạch vành cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này, đặc biệt là khi có người thân mắc bệnh này dưới 55 tuổi đối với nam giới và dưới 65 tuổi đối với nữ giới. Bệnh mạch vành cũng dễ gặp ở những người mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì và rối loạn mỡ máu…

3.Những biểu hiện của bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau vùng tim. Tình trạng này có thể được mô tả với các dấu hiệu sau:

-Nặng nề vùng ngực

-Cảm giác nén ép tim

-Đau ran vùng ngực

-Nóng rát

-Tê vùng ngực

-Đầy bụng

-Cảm giác tim bị bóp chặt lại

-Đau ngực âm ỉ

Thông thường triệu chứng của bệnh mạch vành ở phụ nữ thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo buồn nôn, mệt mỏi, đổ mồ hôi, khó thở. Các dấu hiệu khác có thể xảy ra với bệnh động mạch vành, bao gồm: đánh trống ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, nôn và buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều…

Có thể bạn quan tâm

3.Phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

3.1.Thay đổi lối sống

Việc thay đổi những thói quen không tốt và xây dựng lối sống phù hợp giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành.

-Ngưng hút thuốc lá và tránh khói thuốc

-Nói không với rượu bia

-Chế độ ăn uống hợp lý: Nên tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường với các loại “thực phẩm vàng” cho tim mạch, bao gồm các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây, các loại đậu, các loại hạt…

-Luyện tập thể dục đều đặn: Đối với các bệnh tim mạch, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn hình thức tập thể lực và cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Người mắc bệnh mạch vành cần tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe cho người mắc bệnh mạch vành

-Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan đến bệnh mạch vành. Được kể đến như đái tháo đường, béo phì, thừa cân, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp…

-Xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng quá mức, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, làm việc điều độ, quản lý thời gian hiệu quả.

3.2.Thuốc điều trị bệnh mạch vành

Trong trường hợp nhận thấy việc thay đổi lối sống là không đủ để điều trị bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp dựa trên tiên lượng bệnh nhân.

-Phẫu thuật đặt stent và các thủ thuật khác

Những thủ thuật phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành, có thể được kể đến như: nong mạch bằng bóng, phẫu thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tất cả các thủ thuật trên đều có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim, tuy nhiên không chữa được hoàn toàn bệnh mạch vành. Bản thân người bệnh cần phải tự thay đổi lối sống để giảm thiểu tối đa những nguy cơ của bệnh mạch vành.

-Xu hướng dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành bằng Đông y

Về bản chất, thuốc Tây là những hóa chất được điều chế để đưa vào cơ thể người. Chính vì vậy, dù muốn hay không thì những sản phẩm tân dược được dùng trong điều trị đều sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn.

Những loại thuốc điều trị bệnh mạch vành cũng không ngoại lệ, được kể đến như tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, táo bón, phù nề…đều là những phản ứng phụ mà nhiều bệnh nhân không thể tránh khỏi.

Khác với Tây y, các sản phẩm Đông dược có nguồn gốc từ các dược liệu tự nhiên, ít độc hại và hầu như không có tác dụng phụ trong điều trị. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà nhiều bệnh nhân đã tìm đến phương thuốc Đông y với mong muốn được điều trị bệnh nhưng giảm thiểu các tác dụng phụ một cách tối đa.

Phải chăng, Đông dược thay thế hoàn toàn cho Tân dược?

Đối với các loại thuốc điều trị bệnh mạch vành hiện nay, tuy sử dụng thuốc tân dược có gây ra các tác dụng phụ nhưng chúng ta phải nhìn nhận khách quan rằng, Tân dược thực sự có hiệu quả cao trong điều trị và tác dụng nhanh chóng hơn Đông dược.

Những bệnh nhân bị bệnh mạch vành đòi hỏi việc sử dụng thuốc phải có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả để giúp bệnh nhân vượt qua những trường hợp nguy kịch. Lúc này, các sản phẩm tân dược thực sự cho hiệu quả ưu việt.

Kết hợp Đông – Tây y cho hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh mạch vành

Các sản phẩm Đông dược tuy không mang đến hiệu quả nhanh và rõ rệt như thuốc tây nhưng ngược lại điểm nhấn mạnh của thuốc Đông y là khả năng sử dụng lâu dài để phòng ngừa và duy trì bệnh lại rất tốt.

Khi cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành, chúng ta có thể sử dụng kết hợp cả hai sản phẩm này theo từng giai đoạn để có hiệu quả cao nhất.

Người bệnh nên dùng các phương pháp và thuốc theo y học hiện đại để điều trị bệnh trong tình trạng cấp, nguy kịch. Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn phục hồi thì có thể dùng các sản phẩm Đông y trong phòng ngừa và hỗ trợ  hồi phục.

Thuốc điều trị bệnh mạch vành thường được sử dụng lâu dài, do vậy kết hợp sử dụng Đông y trong điều trị thì bệnh nhân có thể nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.

Thuốc Thông Tâm Lạc – thuốc Đông y điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Thông tâm lạc - điều trị hiệu quả bệnh mạch vành

Thông tâm lạc - điều trị hiệu quả bệnh mạch vành

Đông y cho rằng, bệnh mạch vành do khí hư, huyết ứ là chính. Việc điều trị cần tập trung vào mấy tiêu chí sau

-Thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống

-Hoạt huyết, tiêu mỡ, hóa ứ

-Nhuyễn kiên, tán kết

-Ích khí, bổ huyết

-Lợi thủy, tiêu thũng

-Khử đờm

Thông Tâm Lạc chính là một trong những phương pháp thuốc điều trị bệnh mạch vành vô cùng hiệu quả. Phương thuốc không những trực tiếp điều trị bệnh mà còn có khả năng nâng cao hiệu quả của các sản phẩm thuốc điều trị bằng Tây y.

Từ đó, nâng cao rõ rệt hiệu quả điều trị, giảm thời gian sử dụng thuốc Tây y vốn có nhiều tác dụng phụ. Chính vì tính hiệu quả cao trong lâm sàng, nên thuốc đã nằm trong danh mục được BHYT chi trả với chỉ định điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực và tai biến. Đây là thành quả mà không phải sản phẩm Đông y nào cũng đạt được.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan