Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Cách điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh mạch vành như dùng thuốc, nong mạch vành đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và tái thông mạch bằng sóng xung kích. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạch cũng giúp tăng hiệu quả điều trị. Chi tiết về các cách điều trị bệnh mạch vành sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Cách điều trị bệnh mạch vành-1

Cách điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

1.Thuốc điều trị bệnh mạch vành

Sử dụng thuốc là giải pháp đầu tiên được lựa chọn khi người bệnh có triệu chứng, hoặc đã thay đổi lối sống nhưng bệnh mạch vành không thuyên giảm. Dựa theo mục đích sử dụng, các thuốc điều trị bệnh mạch vành sẽ được chia thành các nhóm:

Thuốc chống đau thắt ngực

Các thuốc thuộc nhóm giảm đau thắt ngực bao gồm thuốc chẹn beta, nitrat hoặc chẹn kênh canxi.

-Thuốc chẹn beta giao cảm: Đây là thuốc khởi đầu trong điều trị giảm đau ngực ở hầu hết bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn. Sử dụng các thuốc chẹn beta giao cảm như Metoprolol succinate, carvedilol, bisoprolol lâu dài đã được chứng minh có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạch vành bị giảm chức năng thất trái hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim.

-Thuốc chẹn kênh canxi: Gồm  2  nhóm  dihydropyridine  (amlodipine,  felodipine,  lacidipine,  nifedipine)  và nondihydropyridine (diltiazem và verapamil). Cả 2 nhóm đều có tác dụng giảm sức cản mạch vành, giảm huyết áp, giảm gánh nặng lên cơ tim. Tuy nhiên so với chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi chưa được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành.

-Nitrat: Nitrat giúp giảm đau thắt ngực và phòng ngừa triệu chứng này tái phát thông qua cơ chế giải phóng nitric oxide NO (một chất gây giãn mạch). Nhóm này có 2 loại là nitrat tác dụng ngắn (nitroglycerin) và nitrat tác dụng dài. Nitrat tác dụng ngắn được sử dụng thường xuyên hơn do khả năng cắt nhanh cơn đau thắt ngực cấp và dự phòng đau thắt ngực trước khi vận động (lên cầu thang, dốc), cảm xúc mạnh, thời tiết lạnh… hiệu quả.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng chẹn beta và chẹn kênh canxi trước. Sau đó nếu người bệnh đáp ứng kém với thuốc, bác sĩ sẽ thêm các thuốc khác cũng có tác dụng giảm đau thắt ngực như Ivabradine, Nicorandil, Trimetazidine.

Thuốc phòng ngừa biến cố tim mạch

Các thuốc này bao gồm thuốc kháng kết tập tiểu cầu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin.

-Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Aspirin là chỉ định đầu tay trong phòng ngừa biến cố huyết khối động mạch cho bệnh mạch vành. Với những người chống chỉ định với aspirin sẽ được sử dụng Clopidogrel. Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch rất cao và nguy cơ chảy máu thấp, bác sĩ có thể kết hợp aspirin với 1 thuốc chống đông khác.

-Thuốc hạ mỡ máu: Thường dùng nhất là statin. Thuốc hạ mỡ máu statin được chỉ định cho tất cả bệnh nhân bị bệnh mạch vành để đưa chỉ số LDL-cholesterol xuống dưới 1,4 mmol/L (< 55 mg/dL). Sau đó nếu mỡ máu vẫn cao, người bệnh sẽ được dùng thêm ezetimibe hoặc thuốc ức chế PCSK9.

-Thuốc ức chế men chuyển: Tất cả các bệnh nhân bị xơ vữa mạch vành có tăng huyết áp, đái tháo đường, phân suất tống máu (EF) ≤ 40% hoặc mắc bệnh thận mạn đều được khuyên dùng loại thuốc này. Ưu điểm của thuốc ức chế men chuyển là vừa có thể hạ huyết áp vừa có thể bảo vệ nội mạch mạch máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.

-Thuốc ức chế thụ thể angiotensin: Thuốc chỉ được dùng khi bệnh nhân chống chỉ định với thuốc ức chế men chuyển hoặc khi bệnh nhân dùng ức chế men chuyển nhưng bị ho quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thuốc điều trị các bệnh mắc kèm

Tăng huyết áp, đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành. Những bệnh này thường mắc cùng với bệnh mạch vành làm tình trạng xơ vữa mạch vành xấu hơn. Do vậy, người bệnh cần được kiểm soát đồng thời cả huyết áp và đường máu.

-Thuốc điều trị tăng huyết áp: chẹn beta, ức chế men chuyển ACE, chẹn kênh canxi

-Thuốc điều trị đái tháo đường: sulfamid, biguanide, thuốc ức chế enzym alpha-glucosidase... 

Sự phối hợp các nhóm thuốc và liều lượng thuốc tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Để nhanh chóng kiểm soát được bệnh và phòng tránh các biến chứng bệnh mạch vành gây ra, bạn cần tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm Đông y như thuốc Thông Tâm Lạc. Thông Tâm Lạc không những trực tiếp điều trị bệnh mà còn có khả năng nâng cao hiệu quả của các sản phẩm thuốc điều trị bằng Tây y. Từ đó, nâng cao rõ rệt hiệu quả điều trị, giảm thời gian sử dụng thuốc Tây y vốn có nhiều tác dụng phụ.

2.Điều trị bệnh mạch vành bằng phương pháp không xâm lấn

Cách điều trị bệnh mạch vành-2

Sóng xung kích, hay shockwave là một phương pháp điều trị bệnh mạch vành không xâm lấn. Phương pháp này được chỉ định cho:

-Người bệnh mạch vành không thể điều trị bằng phẫu thuật mạch cầu hoặc can thiệp thủ thuật khác.

-Người bệnh mạch vành kèm theo triệu chứng đau ngực dai dẳng sau khi đã tái thông động mạch vành/phẫu thuật bắc cầu.

Người bệnh sẽ được thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm trước như kiểm tra tần suất đau ngực, làm các xét nghiệm sinh hóa, ECG... rồi mới bắt đầu điều trị bằng sóng xung kích. 

Ban đầu, dòng điện truyền qua nước đi tới đầu phát sóng tạo thành tia lửa điện bắn lại dung dịch nước. Quá trình này tạo thành vi bong bóng nước. Vi bong bóng nước vỡ ra tạo thành sóng xung kích năng lượng lớn. Cuối cùng, sóng phản xạ rồi tập trung lại vào khu vực thiếu máu.

3.Can thiệp, phẫu thuật điều trị bệnh mạch vành

Trong trường hợp bệnh mạch vành tiến triển nặng, sử dụng thuốc điều trị không đủ để kiểm soát bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu can thiệp ngoại khoa. Thường dùng nhất là nong mạch vành và đặt stent

Nong mạch vành và đặt stent

Nong mạch vành và đặt stent là phương pháp can thiệp động mạch vành qua da giúp mở rộng mạch vành ít xâm lấn. Một trái bóng nhỏ được luồn qua động mạch, chẹn vào ngay chỗ chít hẹp, sau đó bóng được bơm phồng để nong rộng mạch vành. Cuối cùng, người bệnh được đặt thêm giá đỡ nhỏ dạng lưới (stent) để giảm tỷ lệ mảng xơ vữa phát triển trở lại.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)

Một động mạch hoặc tĩnh mạch từ phần khác trong cơ thể người bệnh được lấy ra, nối vòng qua phần mạch máu bị tắc nghẽn giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa đau tim. Phương pháp này được thực hiện khi:

-Bị tổn thương mạch vành nặng

-Hẹp ở nhiều nhánh

-Hẹp vị trí ngã ba hoặc tại mạch máu quá nhiều không đặt stent được

-Bị tiểu đường

Phẫu thuật bắc cầu mạch vạch có thể giúp cải thiện lưu lượng máu về tim ngay lập tức. Tuy nhiên, về lâu dài, người bệnh vẫn cần điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để ngăn ngừa xơ vữa mạch vành phát triển ở các vị trí khác hoặc trên chính các đoạn mạch đã được sử dụng làm cầu nối.

 Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về các cách điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Bên cạnh việc tuân thử phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên cũng giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan