Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì sẽ không khỏi băn khoăn liệu cho con bú có làm lây truyền virus cho con không. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung này.

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không-1

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?

1.Virus viêm gan B lây truyền qua những con đường nào?

Virus viêm gan B (HBV) là 1 trong 3 loại virus gây viêm gan phổ biến nhất hiện nay. Virus viêm gan B có khả năng lây truyền mạnh gấp 50-100 lần so với virus HIV. Những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính là những người có kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HbsAg) trong huyết tương tồn tại kéo dài từ 6 tháng trở lên, và đây là nguồn lây truyền chính của virus viêm gan B.

Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con của người mẹ đã nhiễm bệnh lên tới 90%. Khi em bé đã bị lây virus viêm gan B từ mẹ, tỷ lệ diễn tiến viêm gan B mạn tính rất cao (95%), trong đó 25-50% xuất hiện xơ gan, ung thư gan, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.

Trong đó, có 3 con đường chính lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con:

Thứ nhất: là máu và dịch khi rau bị tổn thương trong quá trình chuyển dạ, các thủ thuật xâm lấn ở chẩn đoán trước sinh như lấy nước ối, sinh thiết gai rau hay trong quá trình mang thai, mẹ có biểu hiện nhiễm trùng.

Thứ hai: Virus lây qua đường tế bào bằng cách đi qua tuần hoàn máu mẹ, đi qua bánh rau, sau đó đi vào em bé.

Thứ ba: Virus có thể lây qua gen, người ta cho rằng những tế bào trứng, tinh trùng từ trước đã bị nhiễm viêm gan B sẽ truyền sang phôi.

2.Vì sao mẹ nhiễm virus viêm gan B mà vẫn an toàn khi cho con bú?

Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B tuy được phát hiện có trong sữa mẹ nhưng với một lượng nhỏ. Để xác định tính an toàn, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành như:

-Một nghiên cứu ở Đài Loan theo dõi trên 147 trẻ được sinh ra có mẹ nhiễm virus viêm gan B không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B giữa 92 trẻ được bú mẹ và 55 trẻ bú bình.

-Một nghiên cứu ở Vương quốc Anh trên 126 trẻ cũng không thấy sự gia tăng nguy cơ ở những trẻ bú mẹ so với trẻ bú bình. Nghiên cứu này cũng khảo sát cả tình trạng HbeAg của người mẹ, nhưng không tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng kháng nguyên e và khả năng lây truyền.

Từ những kết quả nghiên cứu có thể thấy nguy cơ lây truyền virus viêm gan B qua sữa mẹ là rất không đáng kể so với các nguy cơ lây truyền được kể ở trên. Tuy nhiên, các chuyên gia về gan vẫn có những lo ngại đối với trường hợp đầu vú mẹ bị nứt hoặc chảy máu, hoặc tồn tại vết thương chảy dịch nặng có thể làm cho trẻ bị phơi nhiễm với virus viêm gan B. Trong những trường hợp này, người mẹ nên tạm ngừng việc cho con bú. Để không bị mất sữa, người mẹ có thể vắt bỏ sữa cho đến khi vết thương lành hẳn, sau đó có thể cho trẻ tiếp tục bú lại bình thường.

Xem thêm: Thuốc điều trị viêm gan B mạn tính cần dùng sao cho đúng

3.Dự phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không-2

Dự phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đối với những trẻ sinh ra có mẹ HbsAg dương tính:

-Sử dụng cho trẻ cả kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B và vắc xin phòng virus viêm gan B trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Chỉ nên sử dụng loại vắc xin phòng virus viêm gan B đơn giá.

-Toàn bộ liệu trình sử dụng vắc xin phòng virus viêm gan B nên được hoàn thành theo lịch khuyến cáo cho trẻ sinh ra có mẹ HbsAg dương tính. Và liều cuối cùng của vắc xin không nên được sử dụng trước tuần tuổi thứ 24.

-Trường hợp trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2000 gram, liều vắt xin phòng virus viêm gan B đầu tiên khi mới sinh sẽ không được tính vào tổng 3 liều vắc xin phòng virus viêm gan B sử dụng sau này. Bởi lẽ, ở những trẻ này có thể xuất hiện khả năng giảm đáp ứng miễn dịch. 3 liều vắc xin sẽ bắt đầu được sử dụng khi trẻ 1 tháng tuổi, liều cuối cùng của vắc xin nên được sử dụng trước tuần tuổi thứ 24.

Trên đây là những thông tin về thắc mắc “mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không”. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Dự phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con sớm


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan