Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan B

Thống kê cho thấy, có đến 20% trường hợp viêm gan siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Thực tế cho thấy, khi đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính, việc hỗ trợ cải thiện khá tốn kém và phức tạp. Trong khi đó, tiêm ngùa vắc xin viêm gan B là cách hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả.

Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B-1

Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan B

1.Xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, có từ 8-25% dân số bị mắc viêm gan siêu vi B. Đây là con số rất cao khiến viêm gan siêu vi B trở thành mối quan tâm của ngành y tế và toàn cộng đồng.

Hiện nay, theo chiến lược của WHO và chỉ đạo của Bộ Y tế, nước ta chỉ mới phổ cập tiêm ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ. Đối với người lớn, hoàn toàn nên chích ngừa nếu chưa bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B được xem là rất an toàn và chưa có một chống chỉ định nào.

Trước khi tiêm ngừa, cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm viêm gan B chưa và cơ thể đã có kháng thể hay chưa. Hai xét nghiệm tối thiểu trước khi tiêm phòng là HbsAg và antiHBs.

 

HBsAG

antiHBs

Tình trạng

(-)

(+)

Đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa

(-)

(-)

Có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.

(+)

(-)

Cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà chuyên gia quyết định hỗ trợ cải thiện hay theo dõi.

 

2.Ghi nhớ lịch chích ngừa nhắc lại

Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh của vắc xin viêm gan siêu vi B nói riêng và tất cả các loại vắc xin khác, tuân thủ đúng lịch chích nhắc là điều bắt buộc.

Hiện nay, đa số trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa:0-1-6. Cụ thể như sau:

-Mũi 1: Sau khi có kết quả xét nghiệm đủ điều kiện chích ngừa

-Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 một tháng

-Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 1 sáu tháng

Cần tiêm đúng và đủ 3 mũi theo lịch để tạo được mức kháng thể bảo vệ lâu dài. Sau khi tiêm mũi 3 từ một đến hai tháng, bạn có thể làm xét nghiệm antiHBs để xem có đủ kháng thể bảo vệ hay không (antiHBs≥ 10 mlIU/ml)

Xem thêm: Cảnh giác với viêm gan B ở thể ngủ

3.Cần tiêm lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp

Tiêm vắc xin viêm gan B có giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh 100% hay không là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả nhưng không thể đạt 100%. Vẫn có nhiều trường hợp có thể mắc viêm gan B dù đã tiêm phòng.

Cụ thể, khi có đủ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm ngừa 3 mũi vắc xin, bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian dài, nhưng khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là >90%.

Trong một số trường hợp, kháng thể có thể giảm xuống dưới mức bảo vệ như ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người phải truyền máu thường xuyên do mắc phải một bệnh lý nào đó. Đối với những trường hợp trên, chuyên gia sẽ chỉ định kiểm tra kháng thể và tiêm nhắc vắc xin để giúp gia tăng nồng độ kháng thể.

Các biện pháp phòng bệnh khác

Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B-2

Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B khác

Ngoài tiêm phòng vắc xin, chúng ta cần kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả phòng bệnh như:

-Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Hạn chế chất béo, rượu, bia, thuốc lá, giảm muối. Uống đủ nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại.

-Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo hoặc các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.

-Quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.

-Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi vì có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan.

-Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực, giúp phòng tránh viêm gan B.

-Nên ngủ trước 11 giờ đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi.

Trên đây là một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan B mà bạn cần chú ý. Bên cạnh việc tiêm vắc xin thì việc lưu ý các biện pháp phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng.

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan