Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Người bệnh Gout có được ăn hải sản không?

1.Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout

 Bệnh gout là một loại viêm khớp, xảy ra khi người bệnh có quá nhiều axit uric trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu dẫn đến sưng đau khớp.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout, bao gồm ảnh hưởng di truyền và các tình trạng bệnh lý cơ bản, nhưng chế độ ăn uống có thể có tác động trực tiếp đến bệnh gout và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh quản lý sức khỏe tốt hơn.

Các loại rau giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành axit uric như rau chân vịt và súp lơ. Nên sử dụng các loại rau có tính kiềm vì chúng có tác dụng trung hòa axit uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh gout như cải xanh, củ cải, bí… Hoa quả giàu vitamin C làm giảm tình trạng viêm hiệu quả như dâu tây, dứa… Nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo (sữa tách béo, sữa chua), trứng, các loại ngũ cốc, các loại hạt…

2. Người bệnh gout có cần kiêng ăn hải sản?

 Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu purin có xu hướng làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout. Hải sản là thực phẩm phổ biến có hàm lượng purin cao. Purin trong thực phẩm bị phân hủy bởi hệ thống tiêu hóa tạo ra axit uric. Sau đó, cơ thể sẽ tái hấp thu phần lớn axit uric, phần còn lại được bài tiết hoặc thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Khi lượng purin quá cao, cơ thể không thể xử lý hết được dẫn đến tích tụ axit uric trong máu và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout. Vì vậy, người bệnh gout nên tránh những loại thực phẩm có nhiều purin như: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn, nội tạng động vật: gan, thận, óc, lòng…

Tránh ăn các loại hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như con trai hay các loại cá cơm, cá trích, cá mòi… Người bệnh gout nên tránh những loại thực phẩm có nhiều purin như: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn, nội tạng động vật: gan, thận, óc, lòng… Tránh ăn các loại hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như con trai hay các loại cá cơm, cá trích, cá mòi…

3. Những loại hải sản nào người bệnh gout có thể ăn được?

 Có một số loại hải sản có hàm lượng purin cao người bệnh gout cần tránh nhưng cũng có một số loại có hàm lượng purin vừa phải người bệnh có thể ăn được trong mức độ hạn chế. Người bệnh gout nên tránh một số loại hải sản có hàm lượng purin cao như: Cá cơm, cá tuyết, cá chim lớn, cá trích, cá thu, con trai, cá mòi, cá hồi, cá ngừ… Một số loại có hàm lượng purin vừa phải người bệnh có thể ăn được nhưng hạn chế là: tôm, cua, hàu, sò…

Người bệnh gout nên thận trọng về hàm lượng purin trong cá nhưng vẫn nên ăn cá để có được chất axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, chống viêm như cá hồi. Cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất tốt. Tuy nó là thực phẩm có hàm lượng purin cao nhưng một số nghiên cứu cho thấy, cá có nhiều axit béo omega-3 giúp giảm tình trạng viêm sưng khớp, có liên quan đến việc giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý ăn với lượng nhỏ vừa phải để đảm bảo an toàn. Lưu ý: Các phương pháp nấu ăn cũng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng purin trong cá như luộc hoặc hấp có thể làm giảm hàm lượng purin. Phương pháp chế biến này cũng tốt cho sức khỏe hơn vì có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng và không cần phải cho thêm quá nhiều gia vị, dầu, bơ hoặc các chất béo khác.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan