Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Nguyên nhân nào gây rối loạn cơ xương?

Rối loạn cơ xương gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ- xương khớp và chức năng vận động của cơ thể. Vậy nguyên nhân gây rối loạn cơ xương là gì? Mời bạn đọc theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nào gây rối loạn cơ xương-1

Rối loạn cơ xương gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ- xương khớp

Rối loạn cơ xương là gì?

Rối loạn cơ xương là tình trạng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến cơ, xương và khớp của bạn. Rối loạn cơ xương bao gồm: viêm gân, viêm xương khớp, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hoá, gãy xương.

Mức độ nghiêm trọng của rối loạn cơ xương sẽ có thể khác nhau ở mỗi người. Trong một số trường hợp, chúng gây những đau đớn và khó chịu, làm cản trở các hoạt động thường ngày. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện bệnh sớm.

Nguyên nhân gây rối loạn cơ xương là gì?

Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn cơ xương bao gồm:

Tuổi tác

Tuổi tác chính là nguyên nhân chính, liên quan đến tình trạng lão hoá dẫn đến các bệnh về rối loạn cơ xương. Theo thời gian, đặc biệt là ở những người cao tuổi tình trạng mòi mòn các khớp, bao dịch khớp, giảm lượng máu nuôi đến các vùng khớp…Tất cả đều có tác động xấu đến hệ thống xương khớp, thoái hoá khớp là bệnh thường gặp và khó khắc phục nhất.

Đặc điểm nghề nghiệp

Nguyên nhân nào gây rối loạn cơ xương-2

Ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế sẽ không tốt cho hệ cơ xương khớp

Mỗi công việc đều có những đặc thù riêng, đòi hỏi người làm việc phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại khác nhau hoặc duy trì kéo dài tư thế không tốt cho hệ cơ xương khớp. Chính vì thế, nghề nghiệp là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây ra rối loạn cơ xương.

Ví dụ như, người làm việc văn phòng, học tập yêu cầu phải ngồi lâu, các công việc bán hàng, tiếp thị yêu cầu phải đứng lâu thường dẫn đến co cứng các khớp xương. Thoái hoá đốt sống lưng hay cứng khớp gối…là các rối loạn thường gặp.

Đặc biệt, ở những người thường xuyên hoạt động sai tư thế như ngồi, đứng nhưng tư thế không thẳng, ngồi cong lưng, cúi bê đồ nặng không đúng tư thế…nếu được xảy ra trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng xấu, gây xương khớp.

Xem thêm: Cảnh báo thoái hoá khớp ở người trẻ

Chế độ ăn uống

Giống như các mô mềm, xương khớp cũng cần được nuôi dưỡng từ các chất dinh dưỡng đặc biệt mà cơ thể sản xuất cũng như nhận được từ chế độ ăn uống. Ở những người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, nhất là canxi, vitamin D…dễ gặp phải rối loạn cơ xương hơn bình thường.

Rối loạn chuyển hoá

Gout chính là bệnh rối loạn cơ xương điển hình nhất do nguyên nhân rối loạn chuyển hoá, cụ thể là tình trạng tăng acid uric trong máu. Ngoài ra, các nguyên nhân kết hợp khác cũng tác động gây bệnh như rối loạn tuần hoàn, sự kéo dãn giây thần kinh quá mức, thiếu máu vùng cột sống…Chứng co cứng, đau rút cục bộ vùng xương khớp là điển hình nhất.

Mức độ hoạt động

Không phải chỉ những người hoạt động nhiều mới gây ra tình trạng rối loạn cơ xương. Nhiều người không hoạt động, ngồi hoặc nằm cả ngày cũng dễ khiến xương khớp bị rối loạn. Ngoài ra, công việc nặng nhọc, cơ bắp hoạt động nhiều hay không có thời gian nghỉ ngơi khiến xương khớp cũng chịu những áp lực lớn và bị tổn thương. Thậm chí hoạt động thể thao quá mức, ở các vận động viên tập không đúng cách cũng có thể gây ra những tổn thương cho hệ xương khớp.

Nhiễm khuẩn

Xương khớp nằm sâu trong mô và được bảo vệ nhiều lớp, song vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus do tổn thương hoặc các biến chứng nhiễm khuẩn khác. Điển hình là bệnh thấp khớp là biến chứng của viêm họng do nhiễm khuẩn.

Yếu tố di truyền

Một số bệnh rối loạn cơ xương có tính chất di truyền, tiêu biểu là viêm khớp dạng thấp chịu ảnh hưởng đến 60-70% bởi yếu tố này.

Rối loạn cơ xương sau chấn thương

Các chấn thương va đập gây ra những tổn thương xương khớp, xương khớp phải chịu lực nén lớn trong một thời gian dài hoặc khởi động không tốt trước khi tập luyện đều có thể là nguyên nhân gây các bệnh rối loạn cơ xương.

Giới tính

Trên thực tế, rối loạn cơ xương thường gặp hơn ở phụ nữ, nhất là ở những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều hoặc làm công việc nội trợ. Ngoài ra, thiếu hụt canxi giai đoạn tiền mãn kinh, do mang thai, mãn kinh…cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ xương khớp của chị em.

Dị tật bẩm sinh

Rối loạn cơ xương do các dị tật bẩm sinh thường cần can thiệp phẫu thuật, khắc phục như: khớp bất đối xứng, dây chằng lỏng lẻo, lệch trục khớp…

Có thể nói, nguyên nhân gây ra rối loạn cơ xương rất đa dạng, song cần chẩn đoán chính xác để điều trị dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh lý cùng các phương pháp chấn đoán hiện đại.

Nếu có triệu chứng đau, nhức, viêm các khớp xương, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị. Bệnh càng kéo dài thì đau đớn càng nặng và điều trị càng khó khăn.

Xem thêm: Bệnh viêm cột sống dính khớp và những điều cần biết


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan