Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Nhiễm virus viêm gan B – khi nào cần dùng thuốc?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Để điều trị viêm gan B hiệu quả thì cần chẩn đoán được giai đoạn bệnh, từ đó lựa chọn thuốc điều rị viêm gan B phù hợp.

Nhiễm virus viêm gan B- khi nào cần dùng thuốc-2

1.Viêm gan B có chữa được không?

Đa số bệnh nhân khi bị viêm gan B trên lâm sàng rất khó nhận biết vì triệu chứng thường diễn ra thầm lặng và không điển hình. Chính vì vậy, sau một thời gian nhiễm virus viêm gan B thì người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thương nặng nề mà loại virus này gây nên trong thời gian phát triển âm thầm trong cơ thể. Virus gây bệnh có thể ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính. Vì vậy sẽ tuỳ thuộc vào giai đoạn mà sẽ có phương pháp chữa viêm gan B thích hợp.

Trong giai đoạn cấp tính, đa số bệnh nhân có triệu chứng rất nhẹ nhàng và không cần điều trị bất cứ loại thuốc nào, bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi sau khoảng thời gian dưới 6 tháng. Đối với bệnh nhân viêm gan B giai đoạn mạn tính thì cần được điều trị theo mục tiêu là đẩy lùi những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan, cũng như việc lây lan virus viêm gan B cho người khác.

2.Có phải cứ nhiễm HBV là dùng thuốc?

HBV phân làm 4 trường hợp:

-Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virus; có kháng nguyên nội sinh HbeAg (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi, đồng thời có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (như vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn…). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.

-Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virus; HbeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virus sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không cần dùng thuốc.

-Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virus; HbeAg (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây chính là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trong trường hợp này có nguy cơ cao, virus có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì cần khám ngay để kịp thời dùng thuốc.

-Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virus; HbeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virus sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.

Thuốc điều trị viêm gan B mạn tính

-Interferon: Có hiệu năng là tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Thuốc bị thuỷ phân ở đường tiêu hoá nên chỉ dùng đường tiêm. Khi dùng, một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như rụng tóc, sốt, mệt…Tuy nhiên, giá thành của thuốc còn cao, lại phải dùng lâu dài nên nhiều trường hợp không có điều kiện. Chính vì thế, thuốc tuy rất tốt nhưng ít người bệnh lựa chọn.

-Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Khi dùng đủ liệu trình thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, ALT trở về bình thường, lượng virus giảm, hình ảnh mô học gan được cải thiện. Thời gian đạt được mục tiêu này thường lệ thuộc vào từng người, ít nhất là 1 năm, trung bình 2 năm, có khi kéo dài tới 3 năm, nếu tái phát còn có thể dùng lại. Trước năm 2000, lamivudin được xem là thuốc đầu tay (rẻ tiền, dùng đường uống, tiện lợi). Nhưng hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% nên hiện không được ưa dùng nhiều.

-Adefovir, entecavi, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.

-Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU (Mỹ) mới cho dùng năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy Tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mặt đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.

-Dùng phối hợp thuốc: Mấy năm gần đây, có một số nghiên cứu phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B. Phối hợp chất tăng cường miễn dịch (intereron – pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng mỗi thứ riêng lẻ, nhưng phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều.

Xem thêm: Cảnh báo viêm gan B,C âm thầm tiến triển thành ung thư gan

3.Viêm gan B mạn tính, khi nào ngừng dùng thuốc?

Nhiễm virus viêm gan B- khi nào cần dùng thuốc-3

Tải lượng HBV càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng lớn. Tải lượng HBV là yếu tố tiên đoán độc lập cho sự phát triển xơ gan, ung thư gan. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn. Chính vì thế, khi điều trị viêm gan siêu vi B mạn, cần đưa HVNDNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Đặc biệt, sau khi ngừng thuốc, cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBVDNA ở ngưỡng thấp.

Chỉ dùng thuốc điều trị khi hội đủ các tiêu chí (trường hợp 1) và ngừng điều trị khi đạt mục đích điều trị. Ở các bệnh viện tuyến trên thường chỉ định xét nghiệm HBVDNA. Đây là chỉ số cho biết tình trạng sinh sản (nhân đôi tế bào) của virus. HBVDNA (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi (khi điều trị HBVDNA thường giảm, lý tưởng là đạt đến mức không còn HBVDNA, nhưng trên thực tế, chỉ có thể đạt mức tối đa, tức là vẫn có thể còn HBVDNA nhưng không còn phát hiện được bằng các phương pháp thông thường). Có lúc HBVDNA chỉ giảm đến một mức nhất định. Ví dụ lúc đầu, HBVDNA=200.000 bản sao/1ml máu, sau điều trị chỉ còn 300 bản sao/1ml máu thì coi như bệnh đã ổn định, có thể ngừng thuốc.

Hiện có sự xuất hiện sự kháng thuốc, đặc biệt xuất hiện các chủng kháng thuốc đột biến gen. Khi đã điều trị đủ liệu trình, đạt kết quả, cho ngừng thuốc thì vẫn theo dõi định kỳ để xử lý việc bùng phát virus. Khi bị kháng thuốc, cần chấp nhận một liệu trình khác, không bi quan bỏ mặc vì có thể bột phát nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý bỏ dở điều trị, tự ý kéo dài thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cần khám và xét nghiệm định kỳ. Trong trường hợp không hoặc chưa dùng thuốc thì cần hiểu rõ lời dặn của thầy thuốc, theo dõi chặt chẽ, khi cần phải khám, xét nghiệm ngay.

Hiện có nhiều loại thuốc được đánh giá là có hiệu năng, nhưng khác nhau về mức đạt được hiệu quả, sự kháng thuốc, thời gian điều trị, giá cả. Khi thảo luận, người bệnh cần nghe đủ các thông tin, trình bày nguyện vọng để thầy thuốc căn cứ vào đó và tình trạng bệnh mà chọn liều trình thích hợp.

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan