Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Những ảnh hưởng của viêm gan B trên bà mẹ mang thai

Mang thai là thời điểm quan trọng, việc giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ không để ảnh hưởng tới thai nhi là điều chị em nào cũng quan tâm. Nhưng nếu như trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B thì người mẹ cần lưu ý gì để không bị lây nhiễm cho con mình? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những ảnh hưởng của viêm gan B lên bà mẹ mang thai

Những ảnh hưởng của viêm gan B lên bà mẹ mang thai

1.Tìm hiểu về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây nên. Nếu viêm gan B không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây bệnh xơ gan, ung thư gan…gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tính mạng của con người.

Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dù là trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ mang thai…

Virus viêm gan B lây truyền qua những đường nào?

Virus viêm gan B lây truyền qua ba con đường chính là:

-Viêm gan B lây từ mẹ sang con: trường hợp người mẹ mang thai bị viêm gan B sau đó lây sang con của mình chính là hình thức lây nhiễm phổ biến của căn bệnh này.

-Viêm gan B lây qua đường máu: Virus viêm gan B có thể lây qua đường máu, lây nhiễm qua việc tiếp xúc với các vết thương hở, sử dụng chung bơm kim tiêm, dùng chung kim xăm khi chưa vệ sinh an toàn…

-Viêm gan B lây qua đường tình dục: Có thể lây qua quan hệ đồng giới hay khác giới.

Xem thêm: Dự phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con sớm

2.Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?

-Bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ

Trường hợp người mẹ mang thai cũng nằm trong con đường lây truyền của virus viêm gan B nên thai nhi có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ người mẹ. Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cấp tính và 10-20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền virus sang con.

Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm còn tuỳ vào từng trường hợp:

-Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh:

          Nếu mẹ bị nhiễm virus trong giai đoạn 3 tháng đầu thì tỷ lệ lây truyền cho con là khoảng 1%;

          Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%;

          Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối thì khả năng em bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60-70%.

-Nếu người mẹ bị viêm gan B mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa thì khả năng lây nhiễm trong và sau khi sinh thì trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, lên đến khoảng 90%. Trong đó, có khoảng 50% trẻ bị viêm gan mạn tính và có thể tiến triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

-Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước và đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi gần như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

-Trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi

Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai. Chính vì vậy, nó không gây ảnh hưởng nhiều cho quá trình phát triển của thai nhi. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn tăng trưởng bình thường và không bị dị tật thai nhi.

Những ảnh hưởng của viêm gan B lên bà mẹ mang thai-2

Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường

Chỉ khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng giữa thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ khi bị viêm gan B là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Nhiễm virus viêm gan b có thể rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh, với tỷ lệ được báo cáo lên tới 60%.

Bà mẹ mang thai khi đang điều trị thuốc kháng virus cần thông báo cho bác sĩ để thảo luận về nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị. Tiếp tục điều trị có thể có nguy cơ cho thai nhi, trong khi ngừng điều trị có thể gây ra nguy cơ viêm gan bùng phát cho bà mẹ.

3.Những lưu ý dành cho bà bầu bị viêm gan B

Dù bị nhiễm trước hay trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên, bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra virus viêm gan B.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan