Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Những lưu ý không thể bỏ qua trước khi đặt stent mạch vành

Đặt stent mạch vành là bước ngoặt lớn trong ngành tim mạch can thiệp, giúp bệnh nhân hẹp mạch vành nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu về tim. Phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị và mang lại hiệu quả tích cực. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp này.

Đặt stent mạch vành-1

1.Stent mạch vành có tác dụng gì?

Stent mạch vành là một ống lưới nhỏ, bằng kim loại hoặc polymer. Dụng cụ này được đặt vào các vị trí mạch vành bị tắc hẹp với mục đích giữ cho mạch vành rộng mở để đưa máu về cơ tim. Nhờ đó mà người bệnh sẽ giảm được triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, tăng khả năng gắng sức ở người bị thiếu máu tim cục bộ, đồng thời còn giúp hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.

2.Tắc hẹp mạch vành bao nhiêu thì phải đặt stent?

Can thiệp đặt stent được chỉ định khi kết quả chụp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% và người bệnh có triệu chứng đau ngực. Phương pháp này cũng được áp dụng trong các trường hợp:

-Người bệnh bị đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định), sử dụng thuốc giãn mạch nhưng không hiệu quả và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

-Bị đau thắt ngực, mệt mỏi thường xuyên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc điều trị.

Đặt stent mạch vành là phương pháp có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, phương pháp này có thể đẩy người bệnh đến nhiều rủi ro, hơn cả không đặt. Chính vì vậy, người bệnh cần đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được thăm khám trước khi thực hiện.

3.Các loại stent mạch vành thường dùng

Hiện nay, có 4 loại mạch vành đang được sử dụng tại Việt Nam, bao gồm stent kim loại thường, stent phủ thuốc, stent tự tiêu và stent trị liệu kép.

-Stent kim loại thường (Bare Metal Stent)

Là loại stent ra đời sớm nhất, thường được làm từ thép không gỉ. Có ưu điểm là chi phí rẻ nhưng nguy cơ tái tắc mạch của loại stent này cao hơn các loại stent khác. Theo thống kê, khoảng 30% người bệnh can thiệp đặt stent kim loại thường sẽ bị tắc hẹp mạch vành trở lại sau 6 tháng thực hiện.

-Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)

Ra đời với mục đích khắc phục nhược điểm của stent thường, stent phủ thuốc vẫn được làm từ khung kim loại nhưng đã được phủ một lớp thuốc bên ngoài. Lớp thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của mô sẹo, nhờ đó giảm nguy cơ tái tắc hẹp.

So với stent kim loại, stent phủ thuốc có tỷ lệ tái tắc hẹp giảm hơn 20-30%. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn còn nên người bệnh sau đặt vẫn phải dùng thuốc chống đông – tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày can thiệp. Một số trường hợp dị ứng với thuốc phủ cũng không đặt được stent này.

-Stent tự tiêu/stent sinh học (Bioengineered Stent)

Khác với stent phủ thuốc, stent tự tiêu được làm từ vật liệu tan tự nhiên. Ưu điểm của loại stent này là khả năng tự tiêu và khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch khỏe mạnh. Nhờ đó mà sau khi đặt, người bệnh ít có nguy cơ hình thành cục máu đông hơn. Tuy nhiên, giá của loại stent này lại cao gấp 2-3 lần stent kim loại thường.

-Stent trị liệu kép (Dual Therapy Stent, DTS)

Đây là loại stent mạch vành mới nhất. Nhờ tận dụng được lợi thế của stent tự tiêu và stent phủ thuốc, stent trị loại kép có khả năng làm giảm nguy cơ tái tắc hẹp và hình thành cục máu đông, mô sẹo tốt hơn đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương sau thủ thuật đặt stent mạch vành. Do có nhiều ưu điểm nên chi phí cho loại stent này cũng cao nhất, không phải người bệnh nào cũng chi trả được.

Ngoài 4 loại stent kể trên, hiện nay còn có stent phủ thuốc có khung tư tiêu. Đây cũng là loại stent kết hợp từ stent phủ thuốc và tự tiêu nhưng không có khả năng thúc đẩy quá trình tạo thành mạch như stent tự tiêu.

4.Một số biến chứng có thể xảy ra khi đặt stent mạch vành

Dù sử dụng kỹ thuật nội soi có độ an toàn cao, nhưng người bệnh vẫn không thể tránh khỏi nguy cơ biến chứng đặt stent mạch vành, được kể đến như:

-Chảy máu, nhiễm trùng từ vị trí đặt ống thông, sốt, đau.

-Tổn thương thành động mạch

-Tổn thương thận.

-Rối loạn nhịp tim

Một số trường hợp khác, sự tái hẹp có thể xảy ra ngay ở vị trí đặt stent, làm tắc hẹp mạch vành một lần nữa. Những người có khả năng bị biến chứng này chủ yếu là người cao tuổi, bị suy tim, có bệnh thận mạn tính.

Bên cạnh đó, stent cũng có thể gây ra cục máu đông, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ có 1-2% và việc điều trị sau đặt stent mạch vành sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ này.

Ngoài ra, có một rủi ro khác của đặt stent, nhưng rất hiếm gặp. Đó là cơ thể người bệnh bị dị ứng với vật liệu làm stent. Nếu người bệnh biết mình bị dị ứng với kim loại thì phải trao đổi với bác sĩ để tìm kiếm vật liệu thay thế.

5.Sau khi đặt stent, người bệnh nên làm gì để tránh biến chứng?

Đặt stent mạch vành-2

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau khi đặt stent mạch vành quan trọng không kém việc phẫu thuật. Những giải pháp tích cực trong thời gian này giúp hạn chế tối đa rủi ro và giữ cho stent có tuổi thọ tốt nhất.

  • Theo dõi vết mổ

Vị trí luồn ống thông có thể bị sưng nhẹ (trong tuần đầu) hoặc để lại vết bầm tím, sẹo nhỏ khi lành. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần lo lắng. Bạn chỉ cần thay băng và theo dõi hàng ngày.

  • Sử dụng thuốc đều đặn

Sau khi đặt stent, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc chống tiểu cầu nhằm ngăn ngừa cục máu đông hình thành gần stent. Trong đó thông dụng nhất là asprin, Plavix hoặc P2Y (hỗn hợp của clopidogrel, ticagrelor và prasugrel).

Việc đặt stent mạch vành phải uống thuốc chống đông như Plavix bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và được bác sĩ chỉ định. Plavix hay các thuốc chống đông khác thường phải dùng liên tục ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông gần như suốt đời.

Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám định kỳ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi đặt stent.

  • Kết hợp với thảo dược

Ngày nay, những sản phẩm từ thảo dược gần như không thể thiếu với người bệnh mạch vành vì hiệu quả an toàn, vừa tiện dụng. Nó củng cố và duy trì kết quả đạt được sau đặt stent, tăng sức mạnh trái tim.

Người bệnh chỉ nên chọn sản phẩm thảo dược đã được kiểm chứng trên lâm sàng và được các chuyên gia khuyên dùng. Vì các sản phẩm đông y chỉ có hiệu quả tốt nếu như kết hợp đúng vị và đủ hàm lượng.

Thuốc Thông Tâm Lạc được bào chế từ 12 dược liệu thiên nhiên quý hiếm như nhân sâm, thủy điệt, toàn ích, xích thược…có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ổn định mảng xơ vữa, cải thiện co thắt mạch máu. Bệnh nhân sau khi đặt stent mạch vành nên sử dụng Thông Tâm Lạc song song với thuốc Tây y, nhằm giúp phòng tái hẹp sau can thiệp, phòng nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim.

Thuốc điều trị sau khi đặt stent mạch vành

Kết quả nghiên cứu tác dụng của thuốc Thông Tâm Lạc được đánh giá lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn trong nước như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Quân y 103 và các tạp chí y dược hàng đầu thế giới. Thông Tâm Lạc là thuốc nằm trong danh mục được BHYT chi trả. Sản phẩm được phân phối bởi công ty cổ phần dược phẩm Tùng Linh. Hotline 02462 977


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan