Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Những nhận thức sai lầm trong điều trị bệnh gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp đột ngột gây hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại thì bệnh gout cũng ngày càng phổ biến. Bệnh để lại những cơn đau khớp nặng nề, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những sai lầm trong điều trị bệnh gout-1

Những nhận thức ăn lầm trong điều trị bệnh gout

Gout không phải là bệnh khó điều trị nhưng nhiều người lại không tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây ra hậu quả nghiêm trọng và khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Những nhận thức sai lầm trong điều trị bệnh gout cần tránh

1.Bệnh gout không nguy hiểm

Nhiều người cho rằng, bệnh gout không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ là bệnh xương khớp thông thường nên thường không tuân theo các chỉ định của bác sĩ. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi thực tế, bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp nhiều tháng một lần.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm.

Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận, nguyên nhân là do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mức độ nặng của bệnh cũng có liên quan đến tỷ lệ cao của bệnh tim thiếu máu. Người bệnh đứng trước nguy cơ bị hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ gây ra loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, để lâu có thể dẫn đến hỏng khớp.

Bên cạnh đó, các biến chứng của bệnh có thể gây ra như tổn thương xương, khớp, suy tim, suy thận…làm suy giảm tuổi thọ.

2.Chỉ nam giới tuổi trung niên mới mắc bệnh gout

Nhiều người cho rằng, chỉ nam giới tuổi trung niên mới mắc căn bệnh này. Dù tỷ lệ bệnh gout thường gặp ở đàn ông trung niên từ 40-50 tuổi, tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, bệnh gout có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Và thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống ngày càng được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hoá.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 0,7-1,4% và tỷ lệ nữ giới là 0,5 – 0,6%. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh do nội tiết tố thay đổi nên cần chú ý thói quen sinh hoạt để phòng ngừa bệnh gout.

Xem thêm: Thoái hoá khớp gối - Điều trị càng muộn, càng khổ

3.Ăn nhiều đạm mới mắc bệnh gout

Trước đây quan niệm bệnh gout là “bệnh nhà giàu” ăn uống toàn cao lương mỹ vị mới dẫn đến bệnh gout. Mặc dù bệnh gout do rối loạn chuyển hoá liên quan đến acid uric và liên quan nhiều đến chế độ ăn. Tuy nhiên, các thực phẩm chứa nhiều chất đạm chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ, không phải là nguyên nhân chính gây bệnh gout mà bệnh còn liên quan đến các yếu tố như di truyền, cơ địa, rối loạn quá trình tổng hợp purin…làm cho purin nội sinh tăng và acid uric tăng.

4.Kháng sinh giúp điều trị bệnh gout

Khi nói đến bệnh gout, viêm khớp nhiều người nghĩ rằng kháng sinh là thuốc có khả năng điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế kháng sinh không có tác dụng điều trị mà đơn thuốc thông thường điều trị bệnh bao gồm: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc ức chế sản sinh acid uric và thuốc tăng đào thải acid…Tuỳ theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, người bệnh cần uống thuốc đều đặn, đúng liều, đúng giờ. Khi gặp vấn đề về việc sử dụng thuốc, cần báo ngay bác sĩ để có biện pháp phù hợp, không tự ý thay đổi đơn thuốc.

5.Hết sưng đau các khớp là khởi bệnh gout

Khi mắc bệnh gout, người bệnh thường đi khám do đau và được các bác sĩ kê đơn thuốc, tuy nhiên nhiều người thường dừng thuốc khi hết đau vì nghĩ rằng bệnh đã khỏi. Đây là quan niệm sai lầm vì gout là căn bệnh mạn tính, kéo dài trong nhiều năm. Nếu bệnh ổn định, không tái phát cơn đau cấp, nồng độ acid uric trờ về mức bình thường thì người bệnh vẫn nên tiếp tục điều trị thêm 3-6 tháng để dự phòng tái phát cơn gout cấp.

6.Ăn kiêng triệt để sẽ không tái phát bệnh gout

Người bệnh gout cần có chế độ ăn phù hợp, không cần ăn kiêng triệt để

Người bệnh gout cần có chế độ ăn phù hợp, không cần ăn kiêng triệt để

Khi bị bệnh gout, người bệnh thường được nhắc là hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, purin….Tuy nhiên, do lo sợ bệnh tái phát nên nhiều người bệnh kiêng tuyệt đối, chuyển sang chế độ ăn kiêng, ăn chay để bệnh không tái phát. Điều này cũng không thật sự khoa học, ở giai đoạn cấp thì cần kiêng tuyệt đối với các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: hải sản, nội tạng động vật…và chỉ giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như thịt lợn, thịt vịt, thịt gà…; và các loại thuỷ sản như cua, lươn, ốc, ếch…

Còn một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp thì có thể dùng thoải máu như các loại cá sông (cá diêu hồng, cá chép), cá đồng (cá rô) thịt trắng (ức gà)…có hàm lượng purin ít, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Khi mắc bệnh gout thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể chung sống hoà bình với căn bệnh này nhưng không có nghĩa là cần kiêng khem triệt để dẫn tới cơ thể thiếu cân bằng dinh dưỡng.

7.Cần làm gì?

Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hoá nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng urat trong các mô của cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý về xương khớp.

Đáng lo ngại là nhiều người bệnh vì có tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các dấu hiệu của bệnh nên đã khiến bệnh không được phát hiện sớm, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, phải điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Xét nghiệm định kỳ về công thức máu, đường, lipid, acid uric máu, chức năng gan thận âm hệ niệu mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng.

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan