Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

[Sự thật] Bệnh mạch vành điều trị được không?

Bệnh mạch vành có chữa được không luôn là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi chẳng may mang trong mình bệnh lý tim mạch này. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về vấn đề này nhé

Bệnh mạch vành điều trị được không?

Vậy đầu tiên cần hiểu bản chất của bệnh mạch vành là gì

Sự lắng đọng cholesterol dẫn đến hình thành những mảng xơ vữa trên thành động mạch vành. Mạch vành bị tắc hẹp làm giảm lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, gây ra triệu chứng đau thắt ngực, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim. Đây là một bệnh mạn tính, tiến triển âm thầm trong nhiều năm, tới khi xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực thì bệnh đã bắt đầu trở nặng.

Hẹp mạch vành chữa khỏi được không ?

Cho đến nay, các bác sĩ, nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra cách điều trị khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành bởi đây là căn bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian. Theo GS.TS Phạm Gia Khải - Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, trước những năm 80 thì bệnh mạch vành chỉ được điều trị đơn thuần bằng thuốc men, nhưng bắt đầu từ những năm 1995 – 1996 đã có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa như đặt stent, bắc cầu động mạch vành được đưa vào áp dụng tại Việt Nam đã làm thay đổi hoàn toàn tiên lượng bệnh.

Vậy người bệnh mạch vành nên làm gì

Hẹp mạch vành khó chữa khỏi nhưng nếu bạn được điều trị và chăm sóc đúng cách thì tình trạng đau thắt ngực sẽ dần thuyên giảm và bệnh không tiến triển nặng.

Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành

Điều trị bằng thuốc tây

Dùng thuốc là chỉ định đầu tiên cho người bệnh để giảm nhẹ các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu cao và ngăn ngừa biến chứng đến từ cục máu đông.

Các nhóm thuốc thường được dùng là thuốc trị đau thắt ngực, thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ áp, thuốc chống đông máu… Tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp một hoặc nhiều loại thuốc khác nhau.

Phẫu thuật điều trị bệnh mạch vành

Không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh mạch vành đều cần đến can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật thường chỉ được tiến hành ở người bệnh tắc hẹp nặng từ 70% trở lên mà dùng thuốc không đỡ, hoặc thường xuyên gặp phải cơn đau thắt ngực không ổn định. Các phương pháp đang được áp dụng phổ biến là nong mạch, đặt stent; bắc cầu động mạch vành…

Ngoài ra, hiện nay bác sĩ còn áp dụng phương pháp tăng cường phản lực ngoại biên để kích thích tăng sinh các mạch máu mới đến nuôi vùng cơ tim bị tổn thương.

Lối sống khoa học cho người bệnh mạch vành

Thực hiện lối sống khoa học là điều mà mọi người bệnh cần thực hiện sớm để kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần tuân thủ:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng các chất kích thích khác.

- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Lựa chọn bài tập vừa sức như đi bộ nhẹ, đạp xe, yoga, thái cực quyền… và tăng dần cường độ tùy theo khả năng.

- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch; thay thế thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) bằng các loại thịt trắng (cá tươi, gia cầm bỏ da…). Hạn chế ăn nhiều đường và muối (dưới 2,3g muối/ngày).

- Giảm cân nếu béo phì bằng chế độ ăn kiêng và luyện tập.

- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ 1 – 2 lần/năm.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan