Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Tăng huyết áp – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp, nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu. Đây là căn bệnh giết người thầm lặng vì có rất nhiều nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh.

Tăng huyết áp - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị-1

1.Nguyên nhân nào gây bệnh tăng huyết áp

Nguyên nhân chính gây tăng huyết áp bao gồm: Bệnh thận mãn tính, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết áp ở cánh tay, u hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận; sử dụng thuốc ngừa thai; bệnh của tuyến giáp, có thai, nghiện rượu.

Một số nguyên nhân cũng góp phần gây ra tăng huyết áp như:

-Tuổi tác

Khi tuổi càng cao, sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu, khi huyết áp tâm thu tăng sẽ làm cho động mạch trở nên cứng hơn, đây là nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch.

-Tiền sử gia đình: Khi trong nhà bạn có người bị bệnh cao huyết áp thì bạn cũng sẽ có khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, vì bệnh này có khuynh hướng di truyền theo gia đình.

-Những người thừa cân: Những người béo phì, có nguy cơ bị cao huyết áp gấp từ 2 đến 6 lần so với những người gầy.

-Do tình trạng kinh tế xã hội: Bệnh tăng huyết áp cũng hay gặp nhiều hơn ở những nhóm người mà có trình độ giáo dục, và kinh tế ở mức thấp.

-Dùng muối: Những người ăn mặn có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn hẳn so với những người ăn nhạt.

-Sử dụng thuốc tránh thai: Với một số phụ nữ, khi dung thuốc tránh thai, họ cũng có thể bị tăng huyết áp.

-Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ gây bệnh cho dạ dày, mà còn ảnh hưởng tới cả huyết áp của người dùng. Một số loại thuốc như: amphetamine, hay thuốc giảm cân, các loại thuốc cảm và thuốc dị ứng có thể làm tăng huyết áp.

-Giới tính: Theo thống kê thì nam giới dễ bị mắc bệnh cao huyết áp hơn nữ giới. Tuy nhiên, điều này thay đổi theo tuổi tác, và chủng tộc.

-Lười tập thể dục: Những người ngồi một chỗ quá lâu, có thể tăng nguy cơ béo phì và tăng huyết áp.

-Uống rượu: Bệnh cao huyết áp rất nhạy cảm với những người hay sử dụng rượu bia. Uống đồ uống có cồn làm tăng huyết áp.

2.Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

-Khi huyết áp của bệnh trên mức 180/110mmHg, và có kèm theo nhức đầu thì rất có thể bạn đang bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý rằng, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện ở trong trường hợp huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên ác tính, thì lúc đó mới thấy xuất hiện những cơn đau đầu.

-Chảy máu mũi: Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Khi huyết áp của bạn tăng cao và đột ngột bị chảy máu mũi nhiều, máu khó ngừng chảy, thì bạn nên đi khám ngay để được kiểm tra huyết áp và điều trị bệnh kịp thời.

-Thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt, hoặc bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang bị bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường.

-Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh bảo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng gây ra. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không kiểm soát được, thì cần chú ý vì đây có thể là lý do dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh ở trong cơ thể bạn.

-Một dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này còn liên quan đến một số bệnh lý khác. Do đó, bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như: nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.

-Thấy chóng mặt đi kèm với hai triệu chứng là: choáng và chóng mặt, thì đó là dấu hiệu cảnh bảo của bệnh huyết áp cao và bạn không nên bỏ qua triệu chứng này nhất là khi nó xảy ra đột ngột.

-Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như: béo phì, lười hoạt động thể chất, hút thuốc lá, uống rượu…

-Nếu tình trạng àny không sớm được điều trị thì nó có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề khác nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim và đột quỵ.

Xem thêm: Cảnh báo: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não

3.Điều trị bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị-2

-Nên ăn nhạt, không nên ăn quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

-Nếu người béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ăn ít dường, hạn chế mỡ, ăn nhiều cá và chất xơ có trong rau quả, trái cây.

-Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi bạn không bị tiểu đường thì đồ ngọt cũng làm người bệnh cao huyết áp tăng huyết áp.

-Rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, và 3 lần trong một tuần.

-Nên ăn đồ ăn có nhiều chất đạm. Tốt nhất là nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ cá, thực vật hơn là ăn các loại thịt như gà, heo, bò…

-Hạn chế mỡ động vật và dầu dừa. Thay vì dùng mỡ động vật thì tốt nhất nên dùng dầu ô-liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.

-Tránh xa đồ uống có cồn

-Nên ăn nhiều rau cải và trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, các khoáng chất và chất xơ.

-Duy trì nếp sinh hoạt điều độ, ổn định

-Tránh trạng thái căng thẳng, quá xúc động, lo âu

-Bỏ hẳn thuốc lá

Thông tin thêm cho bạn

Olimestra với thành phần là olmesartan medixomil 10/20mg được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp ở người lớn và trẻ em từ 6 đến 18 tuổi. Olmesartan là thuốc hàng đầu trong nhóm thuốc mới điều trị tăng huyết áp, là chất đối kháng chuyên biệt thụ thể angiotensinII.

Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tùng Linh.

Olimestra


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan