Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Khi tìm hiểu thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, rất nhiều người hoảng hốt và lo lắng khi biết đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội sống lâu sống khỏe nếu biết cách điều trị hiệu quả để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không-1

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm nếu tình trạng bệnh kéo dài. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim... Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim, dễ dẫn đến tử vong. 

Thiếu máu cơ tim - nguy hiểm đến từ sự chủ quan

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thiếu máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh lý về tim mạch - chiếm tới 40% các trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim là do tình trạng xơ vữa động mạch vành, làm tắc hẹp các mạch máu nuôi tim, dẫn đến cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động.

Hiện nay, nhiều người thường chủ quan rằng bệnh thiếu máu cơ tim chỉ xuất hiện ở người cao tuổi hoặc những người bị bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ, chuyên gia tim mạch hàng đầu, bệnh tim mạch đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Rất nhiều người 25 - 40 tuổi đã mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân khiến bệnh thiếu máu cơ tim đang ngày càng phổ biến ở lứa tuổi trẻ hơn có thể xuất phát từ lối sống chưa khoa học (ít vận động, hút thuốc lá…), stress, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Thiếu máu cơ tim - nguy hiểm bởi những biến chứng của bệnh

Bệnh thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm bởi không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng sống của người bệnh, mà còn đẩy người bệnh vào tình thế nguy hiểm với các biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

-Suy tim: Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có thể làm tổn hại đến cơ tim, khiến tim ngày càng suy yếu và không còn bơm máu hiệu quả dẫn đến các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho, phù.

-Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu cơ tim cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, khiến tim đập bất thường. Nguy hiểm nhất là cơn rung thất có thể gây ra ngừng tim đột ngột, đe dọa tính mạng người bệnh..

-Nhồi máu cơi tim: Là hậu quả nặng nề nhất của thiếu máu cơ tim, xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn tới tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng, gây hoại tử một phần cơ tim. Người bệnh có thể tử vong nhanh chóng vì không được cấp cứu kịp thời, nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không-2

Tương tự với sự lo lắng về vấn đề bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, người bệnh cũng đặt nghi vấn về vấn đề thiếu máu cơ tim cục bộ có chữa được không? Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia, bác sĩ tim mạch hàng đầu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh thiếu máu cơ tim chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.

Do đó, để bệnh thiếu máu cơ tim không còn nguy hiểm, bạn cần tích cực điều trị ngay từ khi mới phát hiện, đồng thời kết hợp giữa thay đổi lối sống cùng với thuốc để làm tăng hiệu quả điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh. Bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các nhóm thuốc Nitrat và Betaloc có tác dụng giãn mạch, giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm các cơn đau thắt ngực. Khi sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim, bạn cần tuân thủ theo đúng thời gian và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Cần lưu ý rằng, tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc đột ngột, điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn, thậm chí là gây đột tử. Nếu cần thiết phải ngưng thuốc thì cần giảm liều từ từ, sau đó mới ngừng hẳn.

Điều trị bằng phương pháp can thiệp

Ngoài sử dụng thuốc, trong một số trường hợp chỉ định, người bệnh thiếu máu cơ tim sẽ được chỉ định các phương pháp phẫu thuật, can thiệp như:

-Nong mạch và đặt stent: Nong mạch vành và đặt stent mạch vành là phương pháp can thiệp phẫu thuật ít xâm lấn, thường được dùng trong các trường hợp người bệnh tắc hẹp nặng (>75%) và mảng xơ vữa trong lòng mạch mềm, không ổn định. 

-Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Trong trường hợp người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ không đặt được stent, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. 

Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh chính là điều kiện tiên quyết để duy trì thể trạng ổn định và tăng cường hiệu quả điều trị. Vì vậy, trong chế độ tập luyện, chế độ cho bệnh thiếu máu cơ tim bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

Ăn uống khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, trái cây tươi và các loại ngũ cốc, hạn chế ăn muối, đường, đồ chiên xào, mỡ động vật.

Tăng cường vận động thể chất: tập thể dục hàng ngày với các bộ môn yêu thích phù hợp với thể lực như đi bộ, bơi lội, yoga...

Từ bỏ thói quen xấu: Bạn cần bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và cà phê.

Kiểm soát căng thẳng: Hãy tìm cách giảm căng thẳng, stress tránh xúc động quá mức và cố gắng thư giãn khi thấy mệt mỏi.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim: điều trị tốt các bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Chắc hẳn bạn đã tìm được lời giải cho câu hỏi “thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?” và bạn cũng đừng quên áp dụng các biện pháp được hướng dẫn trong bài viết để giảm thiểu triệu chứng thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa các biến chứng để sống vui khỏe cùng người thân.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan