Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

THÔNG TÂM LẠC LÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC BHYT CHI TRẢ THEO THÔNG TƯ 05/2015

 Quỹ BHYT thanh toán trong giới hạn chỉ định điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực, đột quỵ và giới hạn sử dụng tại bệnh viện/viện YHCT hoặc bệnh viện/viện hạng II trở lên ( Thông tư số: 05/2015/TT-BYT)

Thông tâm lạc là thuốc được bảo hiểm chi trả-1

Thông tâm lạc là thuốc được bảo hiểm chi trả-1

1.Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến mạch vành - mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim, nó có thể là xơ vữa mạch vành, thiểu năng vành, suy vành… Bệnh mạch vành thường xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến tim gây ra triệu chứng đau tim, đau thắt ngực hoặc có thể dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh động mạch vành là loại bệnh tim phổ biến nhất và đó cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý về tim mạch trên thế giới.

Đau thắt ngực có phải là bệnh mạch vành không?

Đau thắt ngực là một triệu chứng điển hình của bệnh tim do động mạch vành bị xơ vữa hoặc co thắt lại khiến cơ tim bị thiếu oxy, dinh dưỡng. Người bệnh có cảm giác bóp nghẹt, chèn ép ở chính giữa tim, đôi khi nó chỉ nhói hoặc âm ỉ ở phần ngực. Mọi người thường phải đặt một bàn tay ôm lấy ngực khi cơn đau xuất hiện. Cơn đau ngực có thể lan sang vai, cảm giác ngứa ran hoặc tê ở cánh tay, cổ, hàm hoặc ra sau lưng. Đau thắt ngực có thể chia thành dạng ổn định hoặc không ổn định:

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mạch vành chính là cơn đau thắt ngực, khó thở. Một số trường hợp còn đi kèm với cơn tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.

Chần đoán bệnh đau thắt ngực, bệnh mạch vành

-Triệu chứng cơ năng:

  • Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực, khó thở, nhịp tim nhanh (có thể khi nghỉ ngới, đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục…tùy từng mức độ)
  • Các bệnh nhân có chỉ định đặt stent, sau đặt stent hoặc sau nong mạch vành hoặc sau nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

-Cận lâm sàng : Điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc chụp mạch vành có hẹp lòng mạch hay tắc nghẽn.

2.Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) hoặc chảy máu não (vỡ mạch)

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.

Một số dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Chẩn đoán đột quỵ não

-Triệu chứng cơ năng hoặc tiền sử.

  • Bệnh nhân đã đột quỵ đang phục hồi
  • Bệnh nhân có tổn thương não biểu hiện qua các dấu hiệu trên

-Cận lâm sàng : Chụp não có nhồi máu não hoặc chảy máu não

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan