Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Viêm gan B cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm gan B được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cao. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B gấp 50-100 lần so với HIV. Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, tình trạng kéo dài ít hơn 6 tháng, có khoảng 80% trường hợp mắc viêm gan B cấp tính có thể tự phục hồi sau 1-2 tháng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp viêm gan B cấp tính kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm và tiến triển thành viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Viêm gan B cấp tính-1

Nguyên nhân nào gây viêm gan B cấp tính?

Viêm gan B gây ra bởi virus Hepatitis B virus (HBV). Đây là loại virus có hình cầu và vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HbsAg, loại virus này có thể sống được 30 phút ở nhiệt độ 100 độ C và ở nhiệt độ -20 độ C có thể sống 20 năm. Virus HBV có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất trong 7 ngày; trong thời gian này, virus có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Viêm gan B cấp tính và mãn tính khác nhau như thế nào?

Virus HBV có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng. Ở giai đoạn đầu hoạt động, virus HBV gây bệnh viêm gan B cấp tính. Nếu sau 6 tháng cơ thể không thể tự miễn dịch để đào thải virus ra khỏi cơ thể, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.

Thông thường, viêm gan B cấp tính sẽ bật “báo động” nhẹ bằng một vài triệu chứng mờ nhạt giúp người bệnh sớm kiểm tra, thăm khám. Khi bệnh đã tiến triển sang viêm gan B mãn tính hầu như không có bất kỳ triệu chứng gì, thậm chí người bệnh vẫn cảm thấy rất khỏe mạnh và bình thường, tuy nhiên lúc này tế bào gan đang âm thầm bị tổn thương và gan đang bị hủy hoại nghiêm trọng.

Viêm gan B cấp tính lây qua đường nào?

Viêm gan B cấp tính có 3 con đường lây nhiễm chính, mỗi người cần nắm rõ để chủ động phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh:

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Đây là một cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất. Khi phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang thai nhi: Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%; Nếu mẹ nhiễm bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ 60-70%.

Lây nhiễm qua đường tình dục

Khi quan hệ tình dục không an toàn như không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng chung dụng cụ tình dục với người bị nhiễm viêm gan B thì tỷ lệ lây nhiễm HBV cũng khá cao.

 Lây nhiễm qua đường máu

Người bị lây nhiễm viêm gan B qua đường máu có thể xảy ra trong các trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy…

Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng có khả năng lây truyền virus viêm gan B như dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy xước, xăm, xỏ lỗ tai… khi các dụng cụ này không được đảm bảo khử trùng an toàn.

Triệu chứng của viêm gan B cấp tính

Thông thường, viêm gan B cấp tính không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng quá mờ nhạt khiến người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua, điều này vô tình tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng của viêm gan B cấp tính như:

- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu…

- Đôi khi sốt nhẹ

- Xuất hiện triệu chứng khó chịu hoặc đau tức hạ sườn phải.

- Xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt (lòng trắng mắt)

- Nước tiểu có màu vàng sẫm.

Viêm gan B cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm gan B cấp tính-2

Virus viêm gan B khi xâm nhập vào cơ thể số lượng virus có thể nhân lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào nhiều yếu như thời gian phát hiện bệnh, phản ứng miễn dịch của cơ thể, độ tuổi mắc phải (có đến 90% trẻ bị nhiễm HBV trong năm đầu tiên sẽ biến chứng thành viêm gan mạn tính). Do đó, bệnh có thể cải thiện, tự khỏi hoặc trở nên trầm trọng hơn tương ứng với viêm gan B mạn tính và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan