Trời lạnh cần phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

06/01/2025
155

Tăng huyết áp chính là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não. Tai biến này thường để lại những di chứng hết sức nặng nề như liệt nửa người, bại não, hôn mê, sống đời thực vật hay thậm chí là tử vong.

Đột quỵ do tăng huyết áp thường xảy ra vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt và các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên.

Ngoài ra, nhiệt độ thấp nên cơ thể sẽ tiết ít mồ hôi, khiến dung lượng máu cũng tăng. Chính tình trạng co mạch làm lượng máu trở về tim tăng, dẫn đến huyết áp tăng, từ đó dễ biến chứng đột quỵ.

Thực tế cho thấy, tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người, bại não, hôm mê, sống đời thực vật, thậm chí là tử vong.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp lại thường không rõ ràng. Từ đó khiến người bệnh thường có tâm lý chủ quan hoặc nhầm lẫn với triệu chứng của các căn bệnh khác. Những người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp có nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng lên gấp 3 đến 4 lần so với những người bình thường.

Xem thêm: Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

Làm sao để phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp?

Để phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ tốt các chế độ phòng bệnh sau:

*Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp và khống chế huyết áp để đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Theo đó, cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là bắt đầu sử dụng thuốc với liều thấp để đạt hiệu quả cao, đồng thời cần hạn chế được tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Người bệnh nên duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg. Trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp. Ngoài ra, người bệnh cũng chỉ nên sử dụng thuốc hạ huyết áp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc giãn cách liều thuốc, kể cả khi đã thấy cơ thể khoẻ mạnh hoặc chỉ số huyết áp đã trở về bình thường.

*Kiếm soát lối sống, chế độ dinh dưỡng nhằm phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp

Có thể nói, lối sống và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Một số yếu tố nguy cơ cần kiểm soát bao gồm:

-Không hút thuốc lào, thuốc lá

-Hạn chế sử dụng đồ ăn có chứa nhiều muối, bởi tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Để giảm tiêu thụ muối, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp. Thay vào đó, nên sử dụng gia vị tươi, các loại hương vị khác như hành, tỏi, ớt để tăng hương vị cho các món ăn.

-Hạn chế các thưc phẩm: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa muối như thịt muối, giò, cá muối, chả, pate, cà muối, dưa muối, lạp xưởng, xúc xích…Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (lòng, óc, tim…); tuỷ xương, lòng đỏ trứng.

-Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà như dầu dừa, mỡ động vật, bơ động vật, sữa toàn phần; thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, kem, chè…

-Duy trì cân nặng phù hợp

-Vận động cơ thể đều đặn, tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày.

-Giảm stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ.

-Duy trì tập luyện đều đặn giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Đặc biệt, những người bị tăng huyết áp cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần; LDL-C; triglycerid; HDL-c sau khi nhịn đối 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần.

Tóm lại: Điều trị đột quỵ phải mất rất nhiều thời gian và rất tốn kém về tiền bạc. Chính vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ thì cần phải quản lý và điều trị tốt bệnh tăng huyết áp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tim mạch. Ngoài ra, còn phải phòng ngừa tăng huyết áp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế mỡ động vật, muối…Nếu quản lý và điều trị dự phòng tốt thì đột quỵ sẽ giảm.

Hỏi & Đáp