Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Diễn tiến của bệnh viêm gan siêu vi B như thế nào?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B – HBV. Một virus được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Diễn tiến của bệnh viêm gan B-1

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở Việt Nam hiện nay, số người mắc virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.

Virus viêm gan B có thể tồn tại trong máu và các chất dịch khác của người bệnh, gây ra tình trạng viêm gan B cấp và mạn tính. Khi đó, người bệnh buộc phải chấp nhận sống chung với virus viêm gan B suốt đời. Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan hay ung thư gan.

Triệu chứng và diễn tiến của bệnh viêm gan B

Viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng nên người mắc rất khó nhận biết. Thậm chí có rất nhiều người bị nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết. Tuy nhiên, kể cả khi không có triệu chứng bệnh thì virus viêm gan B vẫn có thể gây tổn hại nặng nề đến gan sau một thời gian phát triển âm ỉ.

Viêm gan siêu vi B có 2 dạng:

-Viêm gan siêu vi B cấp: Được định nghĩa khi các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và sự tồn tại của virus diễn ra và kết thúc trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus. Một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến viêm gan B mạn tính.

Viêm gan siêu vi B mạn: Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và sự tồn tại của virus diễn ra và kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn thì được coi là mắc bệnh viêm gan B mạn tính. Lúc này virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân.

Triệu chứng của viêm gan B

Giai đoạn cấp tính: Bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau vùng gan, phát ban, nổi mề đay, viêm khớp. Sau đó có thể diễn tiến đến vàng da, vàng mắt, gan to gây đau…nếu bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến suy gan cấp với biểu hiện như rối loạn đông máu (xuất huyết da niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê). Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm dần trong 1-2 tháng. Một số bệnh nhân có thể bị vàng da kéo dài nhưng không quá 6 tháng.

Giai đoạn mạn tính: Thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như: mệt mỏi, ăn uống kém, vàng da nhẹ…hoặc không biểu hiện triệu chứng. Nhưng sau nhiều năm, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng của xơ gan như: báng bụng, phù chân, xuất huyết da niêm mạc bất thường…hoặc diễn tiến thành ung thư gan.

Điều trị bệnh viêm gan B như thế nào?

Diễn tiến của bệnh viêm gan B-2

Điều trị viêm gan B cấp tính

-Viêm gan B cấp tính không cần sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

-Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.

-Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

-Hạn chế chất béo, giảm muối, kiêng rượu bia và tránh các thuốc chuyển hóa qua gan.

-Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại.

-Khi khỏi bệnh viêm gan B cấp tính người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bảo vệ gan.

Điều trị viêm gan B mạn tính

Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B (dùng đường uống): Điều trị bằng thuốc kháng virus là quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc.

-Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc entecavir (ETV) 0,5mg/ngày.

-Lamivudin (LAM) 100mg/ngày sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ nữ mang thai.

-Adefovir (ADV) được dùng phối hợp với lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc.

Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

-Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin ngừa viêm gan B. Tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh và các mũi tiếp theo khi trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi. Người chưa bị nhiễm HBV cần làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng.

-Không dùng bơm kim tiêm hay các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.

-Quan hệ tình dục an toàn.

-Băng ngay các vết xước, vết thương hở, tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HBV.

-Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực.

-Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.

-Kiêng rượu, bia, thuốc lá.

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu biến về những diễn tiến của bệnh viêm gan B, cùng như cách dự phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Thông tin thêm cho bạn.

Tenofovir là thuốc kháng virus đường uống mạnh nhất của viêm gan B. Có tác dụng điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính. Đây là loại thuốc có ít tác dụng phụ với liều dùng 300mg uống một lần/ngày. Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Tùng Linh, Hotline 02462 977 875.

Điều trị viêm gan B


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan