Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới phổ biến hiện nay

Bệnh viêm gan B là bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị tích hợp nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là danh sách các loại thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh cần lưu ý các loại thuốc được nhắc trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 Thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới-1

1.Sơ lược về thuốc điều trị viêm gan B

Với viêm gan B cấp tính, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng. Còn đối với viêm gan B mạn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc ghép gan để điều trị.

Thuốc điều trị viêm gan B thường gặp gồm 2 dạng, thuốc peginterferon alfa-2a và thuốc kháng virus.

-Peginterferon alfa-2a giúp kích thích hệ thống miễn dịch tấn công và kiểm soát HBV. Thuốc được sử dụng trong 48 tuần bằng cách tiêm 1 lần/tuần.

-Thuốc kháng virus viêm gan B được áp dụng với những trường hợp hệ thống miễn dịch không thể tự kiểm soát HBV, đồng thời có bằng chứng về việc tổn thương gan đang diễn ra. Nhóm thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén nên rất dễ sử dụng.

Ngoài ra, thuốc kháng virus còn giúp kiểm soát sự sao chép của HBV và ngăn chặn chúng gây hại cho gan. Virus có thể không được loại thải hoàn toàn sau khi dùng thuốc. Do đó, với một số trường hợp nhất định sẽ phải dùng thuốc để điều trị trong thời gian dài, thậm chí có thể là suốt đời.

2.Thuốc điều trị viêm gan B cho người lớn

Hiện nay, có 4 loại thuốc mới và được chấp nhận trong điều trị viêm gan B cho người lớn. Đây đều là các thuốc dạng viên nén, uống trong thời gian dài hay đôi khi có thể là suốt đời. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ đinh thuốc Interferon điều hoà miễn dịch như Pegylated Interferon và Interferon Alpha.

-Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) – thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới

thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới-2

Liều dùng của thuốc là 300mg/ngày. Riêng với những người suy thận, liều dùng cần có sự điều chỉnh theo mức lọc cầu thận. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là nhiễm toan lactic, bệnh thận, hội chứng Fanconi, hội chứng loãng xương.

TDF có thể được chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ từ 3 tuổi và đồng nhiễm HBV/HIV

-Entecavir (ETV)

Người bệnh uống 0.5 mg/ngày hoặc 1mg/ngày (nếu từng sử dụng lamividine hay có xơ gan mất bù). Liều dùng cũng được điều chỉnh đối với người có suy thận theo mức lọc cầu thận. Nhiễm toan lactic chính là tác dụng phụ có thể gặp khi dùng ETV.

-Tenofovir alafenamide (TAF)

Người bệnh mắc viêm gan B dùng TAF với liều lượng 25mg/ngày. Người bệnh suy thận (nhẹ, vừa hay nặng) hoặc chạy thận không cần điều chỉnh liều dùng của thuốc.

TAF chưa khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai. Thuốc chính là lựa chọn ưu tiên với những người trên 60 tuổi, suy thận, chạy thận nhân tạo hay loãng xương. TAF có thể gây tác dụng phụ nhiễm toan lactic, không chỉ định cho trường hợp bị xơ gan mất bù.

-Peginterferon alfa-2a

Đây là loại thuốc được xem xét chỉ định cho người bệnh muốn điều trị trong thời gian ngắn hạn, không muốn điều trị dài hạn bằng Nas. Ngoài ra, người bệnh đồng nhiễm viêm gan D hoặc có tải lượng virus thấp và ALT cao cũng có thể được chỉ định dùng Peginterfron alfa-2a.

Liều dùng cho người lớn là 180 mcg/tuần. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải là mệt mỏi, giả cúm, giảm bạch cầu, rối loạn miễn dịch, chán ăn và sụt cân, rối loạn tâm thần.

3.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm gan B

Việc điều trị thuốc có thể không cần thiết với tất cả người mắc viêm gan B. Với một số trường hợp mắc viêm gan B mạn không phát sinh biến chứng nghiêm tọng, có thể sống tích cực mà không cần điều trị. Cũng có những trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng, đòi hỏi phải ghép gan.

Các loại thuốc điều trị viêm gan B có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và lâu dài. Do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả.

Người bệnh có thể dùng thuốc điều trị trong một thời gian dài. Do đó, việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa gan định kỳ mỗi năm là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của HBV. Các kiểm tra thường gặp là: khám chứ năng gan mật, tiêu hoá; xét nghiệm vi sinh trong máu;xét nghiệm máu sàng lọc ung thư; xét nghiệm men gan trong huyết thanh; chẩn đoán hình ảnh gan (siêu âm, CT scan…)

Trên đây là những loại thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới phổ biến nhất hiện nay. Có thể nói việc điều trị viêm gan B giúp ngăn chặn sự tăng sinh và hoạt động của HBV, từ đó phòng ngừa nguy cơ tổn thương gan, các biến chứng đồng thời còn dự phòng lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh. Đặc biệt, người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị, cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan