Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

[TÌM HIỂU] Chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus HBV. Bệnh nếu không được kiểm soát và điều trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về chẩn đoán và điều trị viêm gan B.

Chẩn đoán và điều trị viêm gan B-1

Chẩn đoán và điều trị viêm gan B

1.Chẩn đoán viêm gan B

Triệu chứng

Viêm gan B thường tiến triển âm thầm với những triệu chứng rất mờ nhạt. Chính vì thế người bệnh hay chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu của bệnh, khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn xấu. Một vài triệu chứng sớm của bệnh viêm gan B như: Chán ăn; sốt nhẹ; buồn nôn, nôn; vàng da; tiểu ít, tiểu sẫm màu; mệt mỏi, lơ mơ, thiếu tập trung; đau tức vùng gan; ngứa ngáy; phân bạc màu.

Những xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan B

Với những triệu chứng lâm sàng sẽ khó có thể xác định người bệnh có nhiễm virus viêm gan B hay không. Chính vì vậy, sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán là điểm vô cùng quan trọng. Các loại xét nghiệm được kể đến như:

-Xét nghiệm HbsAg: HbsAg chính là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả là HbsAg (+) có nghĩa là cơ thể bạn đang nhiễm virus viêm gan B.

-Xét nghiệm Anti-HBs: Là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B, nếu một người đã tiêm vắc xin viêm gan B hay đã bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus và xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính. Nồng độ Anti-HBs > 10mUI/ml sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.

Hai xét nghiệm trên đây là cần thiết để chấn đoán viêm gan B và đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus này. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như ALT, AST, xét nghiệm HbeAg, anti-HBc, Anti-Hbe….nhằm đánh giá chức năng gan, lượng virus cũng như khả năng nhân lên của virus…từ đó đưa ra những hướng điều trị thích hợp.

2.Cách điều trị viêm gan B cấp và mãn tính

Chẩn đoán và điều trị viêm gan B-2

Điều trị viêm gan như thế nào cho hiệu quả

Điều trị viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính không cần sử dụng thuốc để điều trị, bệnh chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo đó, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn có các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, người bệnh cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường rau xanh và hoa quả, bổ sung những khoáng chất cần thiết. Hạn chế chất béo, kiêng rượu, giảm muối và tránh các thuốc chuyển hóa qua gan. Đặc biệt, khi khỏi bệnh thì người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để bảo vệ gan.

Điều trị viêm gan B mãn tính

-Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B (dùng theo đường uống): Điều trị bằng thuốc kháng virus là một quá trình điều trị lâu dài, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc nhằm tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc.

  • Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc entecavir (ETV) 0,5 mg/ngày.
  • Lamivudin (LAM) 100mg/ngày được sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ nữ mang thai.
  • Adefovir (ADV) được sử dụng phối hợp với lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc.

-Thuốc tiêm interferon: thuốc có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập. Hiện có 2 loại thuốc tiêm là interferon alpha tiêm dưới da 3-5 lần/tuần; Peg-interferon alpha tiêm dưới da 1 lần/tuần.

Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 6-12 tháng. Theo đó, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời. Đặc biệt, tiêm thuốc interferon được ưu tiên sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn sinh con, nhiễm đồng thời virus viêm gan D, không dung nạp hoặc thất bại điều trị với thuốc ức chế sao chép virus theo đường uống.

Tác dụng phụ: Các thuốc kháng virus dùng theo đường uống ít có tác dụng phụ. Adefovir và Tenofovir có thể gây độc cho thận, tuy nhiên rất hiếm gặp. Thuốc tiêm interferon thường có nhiều tác dụng phụ hơn và thường gặp là triệu chứng mệt mỏi, nôn, chán ăn, buồn nôn, giả cúm…và có thể gây dị ứng, giảm bạch cầu, rụng tóc.

3.Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

Để phòng ngừa viêm gan B hiệu quả, bạn cần chú ý những biện pháp sau:

-Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin ngừa viêm gan B. Cần tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các mũi tiếp theo khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi. Người chưa bị nhiễm HBV cần làm xét nghiệm HbsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng.

-Không dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ khác bởi có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.

-Quan hệ tình dục an toàn

-Băng ngay các vết xước, các vết thương hở nhằm tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.

-Cần tập luyện thể thao để nâng cao thể lực và tăng cường sức khỏe.

-Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.

-Kiêng thuốc lá, rượu, bia.

Thông tin thêm cho bạn

Thuốc Tenofovir với thành phần là Tenofovir disoproxil fumarate 300mg, được chỉ định trong điều trị viêm gan B mãn tính với liều dùng 1 viên/ngày trong vòng hơn 48 tuần. Thuốc sử dụng theo đơn của bác sĩ, dược sĩ. Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc bởi Công ty Dược phẩm Tùng Linh, Hotline: 024 6297 7875.

Tenofovir- thuốc điều trị viêm gan B mãn tính


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan