Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Đâu là “thủ phạm” gây rối loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng hoạt động không bình thường của điện ở tim, làm cho tim đập nhanh hoặc chậm hơn so với hoạt động bình thường. Vậy, đâu chính là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim?

Thủ phạm gây rối loạn nhịp tim-1

1.Nhịp tim là gì?

Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi hệ thống xung điện. Hệ thống này có chức năng kiểm soát cả tốc độ và mức độ đập của tim. Với mỗi nhịp tim, một tín hiệu điện lan từ đỉnh tim xuống đáy. Và khi tín hiệu này lan truyền, nó làm cho tim co lại và tống máu đi nuôi cơ thể, tạo áp suất để hút màu về tim.

Nhịp tim của người bình thường sẽ rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Một trái tim khoẻ mạnh sẽ có nhịp đập từ 60-80 nhịp/phút. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt có nhịp tim chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên. Khi tuổi tác càng cao, nhịp tim sẽ thường thay đổi và đó là dấu hiệu của sự thay đổi về sức khoẻ.

Nhịp tim được đo bằng số lần co thắt (nhịp đập) của tim mỗi phút (bpm – beat per minute). Nhịp tim có thể thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể, bao gồm cả nhu cầu hấp thu oxy và bài tiết carbon dioxit. Và thường bằng hoặc gần với xung điện được đo tại bất kỳ điểm ngoại vi nào (cánh tay, ngực…)

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim người lớn khi nghỉ ngơi, bình thường là 60-100bpm. Nhịp tim được gọi là nhanh – nghĩa là nhịp tim được xác định trên 100bpm lúc nghỉ ngơi. Và nhịp tim được gọi là chậm – tức là một nhịp tim được định nghĩa là dưới 60bpm khi nghỉ ngơi. Trong giấc ngủ, nhịp tim của chúng ta chậm đi với tốc dộ khoảng 40-50bpm và được coi là bình thường. Khi tim không đập theo cách thông thường, được gọi là rối loạn nhịp tim.

Đặc biệt, với một số trường hợp nhịp tim đập chậm như một số vận động viên thể hình, vận động viên điền kinh do việc luyện tập làm chắc cơ, trong đó có cơ tim làm cho tim khoẻ nên đập chậm. Một khi cơ tim khoẻ hơn thì nhịp tim sẽ chậm hơn và mỗi nhịp đập đều đặn như vậy sẽ vẫn đảm bảo đẩy máu đi nuôi khắp cơ thể. Các trường hợp này sẽ không gọi là rối loạn nhịp tim.

Khi thiếu máu, các tế bào hồng cầu có chức năng cung cấp oxy cho cả cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Cơ thể thiếu oxy sẽ gây ra nhiều rối loạn, bao gồm cả rối loạn nhịp tim.

Xem thêm: Đâu là triệu chứng của rối loạn nhịp tim?

2.Đâu là biểu hiện của rối loạn nhịp tim?

Người bệnh bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh), có thể cảm thấy khó thở, rung trong lồng ngực, tức ngực, đánh trống ngực, hồi hộp, chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng…

Người bệnh có loạn nhịp tim chậm, có một số triệu chứng như đau thắt ngực, cảm thấy tim đập quá chậm, khó tập trung, khó thở, đánh trống ngực, mệt mỏi, ngất xỉu hoặc thoáng ngất…

Bên cạnh đó, cũng có thể gặp tình trạng tim đập không đều (lúc chậm, lúc nhanh), thường là do rung thất hoặc rung nhĩ. Đây chính là một loại rối loạn nhịp tim khi có một buồng tim đập hỗn loạn, không đồng độ với các luồng tim còn lại. Và điều này đã làm cho tâm thất hoặc tâm nhĩ rung vô ích, từ đó làm giảm hiệu quả bơm máu cho các cơ quan. Người bệnh có thể có triệu chứng đau lồng ngực, chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực, hay thậm chí là đột tử do ngừng tim đột ngột.

3.Nguyên nhân nào gây rối loạn nhịp tim?

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim-2

Tim của chúng ta hoạt động dựa trên cơ tim, van tim và hệ thần kinh tim. Do đó, có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

-Bệnh về tim

Như hở van tim, hẹp van tim, viêm cơ tim, suy tim sung huyết, tim bẩm sinh, đại tâm thất…gây hiện tượng rối loạn nhịp tim.

-Bệnh rối loạn chuyển hoá (đái tháo đường)

Những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ dễ bị rối loạn nhịp tim. Bởi lẽ, người đái tháo đường luôn bị thiếu hụt insulin để hấp thụ glucose cho cơ thể, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và cũng gây ra sự chèn ép thành mạch, khiến tim đập nhanh hơn.

-Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp

Bệnh này làm cho các cơ quan đều bị ảnh hưởng, trong đó có tim. Khi chức năng tuyến giáp rối loạn đồng nghĩa với việc lượng hormone sản xuất ra sẽ thấp hoặc cao hơn mức bình thường. Nếu thấp hơn sẽ khiến nhịp tim giảm và giảm tốc độ tuần hoàn. Ngược lại, nồng độ hormone cao lại khiến tim đập nhanh, có thể dẫn đến những kết cục đáng sợ như hôn mê sâu hay thậm chí là tử vong.

-Rối loạn gen

Sự xáo trộn gen ở cơ tim có liên quan mật thiết đến các hội chứng gây bệnh loạn nhịp tim, diễn biến nặng có thể dẫn đến đột tử.

-Thiếu máu

Người bị thiếu máu đôi khi thấy tim đập mạnh và nhanh bất thường. Bởi lẽ, khi thiếu máu, những tế bào hồng cầu có chức năng cung cấp oxy cho cả cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Cơ thể thiếu oxy sẽ gây ra nhiều rối loạn, bao gồm cả rối loạn nhịp tim.

-Stress

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Trong thời buổi hối hả hiện nay, luôn có những áp lực trong công việc, gia đình, tài chính…Khi những căng thẳng đẩy lên đỉnh điểm, vượt qua ngưỡng chịu đựng có thể xuất hiện tim đập nhanh, trống ngực dồn dập. Và đây chính là cách cơ thể báo rằng không nên tiếp nhận thêm bất cứ sự lo lắng mệt mỏi nào nữa. Hãy thư giãn để trái tim bạn được hoạt động với công suất bình thường.

-Sử dụng chất kích thích

Bia, rượu, cà phê, ma tuý…là các chất kích thích phổ biến gây rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, rối loạn nhịp tim còn có thể do sử dụng một số thuốc trong điều trị bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn, bệnh tăng huyết áp…hoặc rối loạn nhịp tim có thể do cơ thể bị mất nước (trong sốt, tiêu chảy). Khi cơ thể ở trạng thái mất nước nghiêm trọng, sẽ dẫn đến những thay đổi trong chất điện giải. Có thể hiểu một cách đơn giản, dòng điện khi bị chặn sẽ chạy vòng theo chiều ngược lại, cản luôn xung điện bình thường kế tiếp, rối tiếp tục chạy vòng tạo nhịp nhanh. Quá trình này sẽ khiến tim đập dồn dập, lâu ngày gây ra chứng rối loạn nhịp tim.

Chắc chắn với những nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu rõ những “thủ phạm” có thể gây rối loạn nhịp tim. Để từ đó có lối sống lành mạnh, tránh những yếu tố nguy cơ có thể gây hại cho tim. Chúc bạn sức khoẻ!

Xem thêm: Sâm tùng dưỡng tâm có tác dụng như thế nào với rối loạn thần kinh thực vật

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan