Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Lợi ích của tập luyện thể dục với người bệnh tim mạch

Thay đổi lối sống, trong đó có việc luyện tập thể thao là cách tốt nhất để cải thiện các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là với người cao tuổi. Tuy nhiên, việc lựa chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ lại là yếu vô cùng quan trọng nhất.

Lợi ích của tập luyện thể dục với người bệnh tim mạch-1

1.Những lợi ích của tập luyện thể dục với người bệnh tim mạch

Có lẽ, lợi ích của hoạt động thể dục chắc hẳn ai cũng biết, ngay cả với những người mắc bệnh tim mạch nói chung đều có lợi. Cụ thể là hoạt động thể dục sẽ giúp cải thiện tuần hoàn, cải thiện chuyển hoá, cải thiện trao đổi khó, giúp đào thải độc chất, giúp tinh thần tỉnh táo, cân bằng và lạc quan hơn. Và đặc biệt, điều quan trọng là hoạt động thể dục còn giúp hồi phục tốt hơn sau bệnh lý tim mạch, ổn định huyết áp và tần số tim…

Vậy, khi nào bắt đầu tập luyện thì an toàn đối với người bệnh tim mạch?. Các chuyên gia khuyến cáo, việc tập luyện thể dục sẽ tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân cụ thể, ở từng giai đoạn bệnh cụ thể. Tuy nhiên, khuyến cáo chung cho hoạt động thể dục là người bệnh nên hoạt động thể lực ở mức độ trung bình một cách đều đặn chính là yếu tố then chốt để đưa người bệnh trở lại cuộc sống thường ngày như trước khi bị bệnh.

Cần luyện tập đều đặn hàng ngày và tăng dần mức độ hoạt động thể lực một cách từ từ theo lời khuyên của thầy thuốc, nếu là đi bộ thì đặc biệt chú ý bảng hướng dẫn đi bộ.

2.Khi nào việc tập luyện thể dục gây nguy hiểm cho người bệnh tim mạch?

Có khá nhiều người bệnh lo sợ rằng khi mắc bệnh tim mạch thì không được tập luyện thể dục, điều này chưa hẳn đúng. Ngay cả đối với người mắc bệnh tim mạch thì việc tập luyện vẫn rất cần thiết, bởi cuộc sống tĩnh tại nguy hiểm hơn một cuộc sống hoạt động thể lực đều đặn.

Tuy nhiên, người bệnh tim mạch cần tập luyện vừa sức, tập luyện theo khuyến cáo của bác sĩ cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Trên thực tế, đã có những người bề ngoài khoẻ mạnh bị tử vong vì nhồi máu cơ tim trong khi tập luyện thể thao. Thường thì những người này đã không nhận thức đúng đắn về tình trạng bệnh tim của mình và tập luyện quá mức.

Nếu như tập luyện thể dục không đúng, cơ và khớp có thể bị chấn thương do các hoạt động thể lực. Chính vì vậy, để tránh nguy hiểm thì việc tập luyện vừa sức là vô cùng quan trọng. Có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn các hoạt đọng thể lực và không tập luyện quá mức.

Xem thêm: Các loại đậu tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ não

3.Những môn thể thao nào phù hợp với người bệnh tim mạch?

Lợi ích của tập luyện thể dục với người bệnh tim mạch-2

Có nhiều môn thể thao mà người bệnh tim mạch có thể lựa chọn, hãy thực hiện các hoạt động mà người bệnh thấy hứng thú và tập luyện một cách đều đặn.

Thông thường đơn giản và dễ thực hiện nhất là nên đi bộ một cách nhẹ nhàng. Có thể đi bộ bước ngắn, khoan thai rồi chuyển sang đi bộ nhanh hơn…Người bệnh cũng có thể xây dựng một kế hoạch đi xe đạp, bơi lội hay làm các công việc hàng ngày, làm vườn sau vài tuần, sau đó nếu sức khoẻ cho phép hãy vận động cơ thể từ từ từng ngày để từ đó biết được cơ thể có thích nghi với bộ môn nào và tần suất ra sao.

Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh tim mạch nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Tương tự, việc tập luyện thể dục thế nào là vừa sức với từng bệnh nhân cụ thể không phải ai cũng biết. Do đó, người bệnh nên lắng chính cơ thể mình, cảm giác của mình để từ đó có mức độ hoạt động thể lực một cách an toàn nhất.

Người bệnh tim khi tập thể dục phải luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong khi tập luyện, nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước làm người bệnh bị mệt và đau đớn thì hãy nghỉ một ngày để hồi phục sức khoẻ hoàn toàn.

Nếu trường hợp bị chóng mặt, nhịp tim không đều, thở gấp hay đau ngực, hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi.

Nếu người bệnh được kê thuốc chống đau thắt ngực, hãy mang thuốc đó theo khi luyện tập các hoạt động thể lực và những điều trị cần thiết. Nếu có đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực mà không đỡ trong vòng 10-15 phút sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, có thể đã bị nhồi máu cơ tim tái phát, người bệnh nên đến trung tâm y tế hay bác sĩ gần nhất để có lời khuyên.

Có thể nói, tập môn thể thao nào, tập ra sao, tập luyện khi nào rất cần sự tư vấn của các bác sĩ sẽ thích hợp với từng người bệnh cụ thể. Đặc biệt người mắc bệnh tim mạch cần tập thể dục vừa sức, phù hợp với sức khoẻ của mình.


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan