Thứ 2 - Thứ 7 (09am - 10pm)

+84-24-6297-7875

Tổng quan về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý phổ biến và không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính mỗi năm nó lấy đi tính mạng của hơn hai triệu người trên thế giới. Nếu nắm rõ những thông tin về bệnh mạch vành thì bạn hoàn toàn có thể trì hoãn và kéo dài tuổi thọ của chính mình.

Bệnh mạch vành

1.Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp bởi sự hình thành và tích tụ của mảng xơ vữa. Bệnh còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, hẹp mạch vành tim, bệnh động mạch vành, thiểu năng vành hoặc suy vành.

Bình thường, các động mạch vành trong cơ thể chúng ta mềm mại và đàn hồi, nhưng theo thời gian cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch khiến chúng trở nên hẹp và cứng hơn. Kết quả là dòng máu về tim sẽ bị ngăn trở, cơ tim không nhận đủ lượng máu cần thiết nên bị thiếu dưỡng khí nuôi dưỡng. Khi bệnh mạch vành tiến triển sẽ gây ra đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim nếu không được điều trị tốt.

Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu lâm sàng cho thấy Thông Tâm Lạc giúp giảm đau thắt ngực

2.Bệnh mạch vành gồm những loại nào?

Phần lớn người bệnh mạch vành đều có xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, một số vấn đề khác phát triển ở bên trong động mạch vành cũng có thể gây nên sự thu hẹp mạch máu. Dựa trên nguyên nhân gây thu hẹp lòng mạch, bệnh mạch vành có thể chia thành 3 loại:

-Bệnh mạch vành do các mảng xơ vữa: Đây được xem là trường hợp phổ biến. Các mảng xơ vữa hình thành từ cholesterol, triglyceride, canxi và tế bào viêm trên thành mạch vành. Chúng có thể là mảng bám cứng hay mềm.

Mảng xơ vữa cứng ổn định hơn nên khó bị nứt vỡ. Một số trường hợp người bệnh có mảng xơ vữa cứng gây tắc hẹp hơn 75% nhưng chưa cần làm phẫu thuật vì nguy cơ nứt vỡ tạo thành cục máu đông rất thấp. Ngược lại, mảng xơ vữa mềm lại rất dễ bị nứt vỡ tạo thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

-Bệnh mạch vành co thắt: Thường khởi phát khi người bệnh căng thẳng, stress, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích, ma túy. Những tình trạng trên làm thu hẹp tạm thời một hoặc nhiều động mạch vành.

-Bóc tách động mạch vành tự phát: Các lớp của thành mạch vành đột nhiên rách ra, khiến máu chảy một phần vào trong các khe này và bị giữ lại thay vì lưu thông toàn bộ qua mạch. Do đó, làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim, gây ra cơn đau thắt ngực, nhịp tim bất thường thậm chí là tử vong đột ngột.

3.Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành là do sự lắng đọng cholesterol trong máu, làm tổn thương lớp lót trên thành mạch (tế bào nội mạc) gây viêm mạn tính vị trí này. Phản ứng viêm khiến cơ thể huy động một lượng lớn tiểu cầu và các tế bào miễn dịch tập trung về đây để “làm liền” vết thương. Về sau, những tế bào này kết dính với cholesterol và canxi tạo nên các mảng xơ vữa trên thành mạch.

Các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên theo thời gian, chúng có thể bong vỡ ra và tiếp tục làm tổn thương động mạch. Bên cạnh đó, mảng nứt vỡ còn lớn dần thành các cục máu đông cản trở dòng máu. Đến khi đủ lớn, nó sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, lớp nội mạc kể trên cũng có thể bị kích thích và không hoạt động đúng, khiến mạch vành bị co bóp bất thường làm động mạch thu hẹp hơn nữa.

4.Ai dễ mắc bệnh mạch vành?

Những người dễ mắc bệnh mạch vành đó là nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi. Ngoài ra, những người có các yếu tố nguy cơ sau đây có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành mạn lớn hơn người khác: 

  • Hút thuốc lá, ít vận động.
  • Cao tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành
  • Cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài.
  • Mắc đái tháo đường type 2 hoặc béo phì…

5.Điều trị bệnh tim mạch vành

Cách điều trị bệnh mạch vành thay đổi tùy theo mức độ của bệnh. Khi còn nhẹ và chưa có triệu chứng thì chỉ cần điều chỉnh lối sống và theo dõi thường xuyên là đủ. Nhưng khi hẹp trung bình kèm dấu hiệu khó chịu, người bệnh cần được kê thêm thuốc điều trị. Đến khi hẹp nặng trên 70% với mảng xơ vữa mềm hay có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao thì can thiệp phẫu thuật là cần thiết.

5.1.Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị bệnh mạch vành

Thuốc điều trị hẹp động mạch vành sẽ thay đổi giữa các bệnh nhân tùy vào mức độ tắc hẹp mạch máu và sự đáp ứng thuốc của từng người . Một phần nữa là vì họ có những bệnh lý nền tảng không giống nhau. 

Về cơ bản sẽ có những loại phổ biến sau:

  • Thuốc hạ mỡ máu: là nhóm thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu và có tác động tốt đến điều trị bệnh mạch vành, hạn chế sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch.
  • Thuốc chống đông máu liều thấp giúp làm giảm đông máu, giảm nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm huyết áp, giảm áp lực lên tim và giảm nhịp tim.
  • Thuốc giãn mạch vành giúp giảm nhanh biểu hiện đau thắt ngực bằng cách làm giãn các động mạch vành.

Thuốc Tây y trong điều trị bệnh mạch vành mang lại hiệu quả cao nhưng thường đi kèm với những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo trong điều trị bệnh mạch vành người bệnh nên sử dụng kết hợp cả hai sản phẩm này theo từng giai đoạn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh nên dùng các phương pháp và thuốc theo y học hiện đại để điều trị bệnh trong tình trạng cấp, nguy kịch. Khi người bệnh bước vào giai đoạn phục hồi thì có thể dùng các sản phẩm Đông y trong phòng ngừa và hỗ trợ hồi phục.

Thuốc Thông Tâm Lạc – thuốc Đông y điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Đông y cho rằng, bệnh mạch vành do khí hư, huyết ứ là chính. Việc điều trị cần tập trung vào mấy tiêu chí sau

-Thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống

-Hoạt huyết, tiêu mỡ, hóa ứ

-Nhuyễn kiên, tán kết

-Ích khí, bổ huyết

-Lợi thủy, tiêu thũng

-Khử đờm

Thông Tâm Lạc chính là một trong những phương pháp thuốc điều trị bệnh mạch vành vô cùng hiệu quả. Phương thuốc không những trực tiếp điều trị bệnh mà còn có khả năng nâng cao hiệu quả của các sản phẩm thuốc điều trị bằng Tây y.

Thông tâm lạc - thuốc điều trị bệnh mạch vành

Từ đó, nâng cao rõ rệt hiệu quả điều trị, giảm thời gian sử dụng thuốc Tây y vốn có nhiều tác dụng phụ. Chính vì tính hiệu quả cao trong lâm sàng, nên thuốc đã nằm trong danh mục được BHYT chi trả với chỉ định điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực và tai biến. Đây là thành quả mà không phải sản phẩm Đông y nào cũng đạt được.

5.2.Nong mạch và đặt stent mạch vành

Nong mạch vành là phương pháp can thiệp truyền thống dành cho bệnh mạch vành tắc hẹp nặng. Nếu tỷ lệ tái hẹp sau khi nong mạch quá cao, người bệnh sẽ được đặt stent mạch vành, giúp giảm tỷ lệ hẹp mạch vành xuống chỉ còn tối đa 20%. 

5.3.Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Hai can thiệp nội soi kể trên có tỷ lệ rủi ro thấp nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, hẹp nhiều vị trí, hẹp ở mạch máu nhỏ hay vùng ngã 3 mà stent không làm được.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, do là mổ hở nên nguy cơ tử vong cao hơn nong mạch và đặt stent.

Ngoài ra còn có phẫu thuật laser tạo những lỗ siêu nhỏ trên bề mặt của tim, tạo ra các kênh tưới máu mới cung cấp oxy cho tim.

Trường hợp cuối cùng là khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả, bệnh nhân cần được thay thế trái tim mới từ người hiến tặng phù hợp để có thể tiếp tục sống.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quát về bệnh mạch vành. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp lối sống khoa học sẽ giúp người bệnh mạch vành có được cuộc sống khỏe mạnh và phòng tránh được các rủi ro nguy hiểm.

 


Chia sẻ bài viết lên


Tin liên quan