Đâu là dấu hiệu điển hình của bệnh mạch vành?
Bệnh mạch vành gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động co bóp của tim. Thực tế, người bệnh có gặp những triệu chứng khác nhau hoặc cũng có thể không có triệu chứng. Chính vì thế, việc phát hiện và điều trị muộn sẽ gặp khó ăn và gây nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu điển hình của bệnh mạch vành.
1.Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành chính là tình trạng thiếu máu đến các cơ tim do động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị thu hẹp lại. Nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa mạch vành.
Chính sự tích tụ của cholesterol cùng với các chất dễ lắng đọng khác trong máu đã khiến cho các mảng xơ vữa hình thành nhanh chóng, từ đó làm giảm thiết diện lòng mạch.
Bên cạnh đó, bệnh mạch vành cũng có thể do co thắt mạch vành; các bất thường bẩm sinh ở mạch vành, mạch máu như mắc lupus ban đỏ, bệnh viêm mạch máu…
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành là người cao tuổi, những người thừa cân béo phì, lười vận động, người thường xuyên hút thuốc, uống bia rượu, hay có tiền sửa mắc các bệnh lý về tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường…
2.Đâu là các dấu hiệu điển hình của bệnh mạch vành?
Không chỉ có biểu hiện muộn, nhiều triệu chứng của bệnh mạch vành còn rất mơ hồ và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác:
-Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là một triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Cơn đau thường ở giữa ngực, sau xương ức với cảm giác đè nặng, bóp nghẹt, bỏng rát…Nhưng đôi khi cũng có thể nhẹ nhàng, thoáng qua rồi biến mất. Nhất là trong trường hợp đau thắt ngực ổn định, cơn đau chỉ xuất hiện trong trường hợp gắng sức và giảm hoặc hết khi người bệnh nghỉ ngơi, nên thường gây tâm lý chủ quan.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, đau dây thần kinh vì cơn đau từ tim lan lên vai, cổ, hàm, cánh tay hoặc ra sau lưng.
-Đầy bụng, ợ nóng
Triệu chứng này của bệnh mạch vành rất dễ nhầm với bệnh dạ dày. Hiện tượng này thường gặp ngay sau các bữa ăn, khi ăn quá no hoặc ăn quá nhiều chết béo. Chính điều này làm cho người bệnh nhầm lẫn với bệnh dạ dày hoặc các vấn đề khác của đường tiêu hoá.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lưu lượng máu qua động mạch vành bị giảm, từ đó khiến cho lượng máu đến hệ tiêu hoá giảm theo và thức ăn không được hấp thu đúng cách, gây khó chịu.
-Mệt mỏi, choáng váng
Tình trạng uể oải, thiếu năng lượng có thể xảy ra thường xuyên ở những người mắc bệnh mạch vành. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan vì cho rằng đó chỉ là những mệt mỏi thông thường và có khi là dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, tiền đình.
-Đổ mồ hôi
Triệu chứng này có thể nhầm với phản ứng do thay đổi thời tiết. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng đây có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành tim. Nếu bạn bị đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết bình thường kèm theo dấu hiệu đau thắt ngực, khó thở thì cần đặc biệt chú ý.
Xem thêm: Bệnh mạch vành có chữa được không?
3.Đâu là phương pháp điều trị bệnh mạch vành?
Việc điều trị bệnh mạch vành sẽ phụ thuộc vào mức độ, thực trạng nặng nhẹ của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục tiêu tăng cường cung cấp máu cho tim, làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Điều trị cơ bản trong tất cả các giai đoạn là: thay đổi lối sống và dùng thuốc; Điều trị can thiệp: nong, đặt stent mạch vành và mổ bắc cầu mạch vành.
-Thay đổi lối sống
Người bệnh cần ngừng hút thuốc lá; tập thể dục đều đặn hàng ngày; giảm cân nếu béo phì; có chế độ ăn tốt cho tim mạch; giảm rươu bia…
-Điều trị bằng thuốc
Người bệnh cần uống thuốc đều đặn và lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong đó thuốc chống kết tập tiểu cầu phải uống suốt đời, đặc biệt là ở người đã có nhồi máu cơ tim, có đặt stent hay mổ bắc cầu mạch vành.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, ticagrelor, ticagrelor; Thuốc hạ mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch: nhóm statin…; Cần điều trị các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, cao huyết áp…; Thuốc chống đau thắt ngực: chẹn beta, chẹn kênh calci, nicorandil…
-Can thiệp động mạch vành
Đặt stent: Stent động mạch vành là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào lòng mạch vành với mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp trở lại.
-Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch làm cầu nối bắc qua vị trí mạch vành bị tổn thương, nối phía sau đoạn hẹp sẽ giúp cho máu được lưu thông và cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu.
Sau khi được can thiệp đặt stent hoặc mổ bắc cầu, người bệnh cần phải uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thay đổi lối sống để tránh bị tái hẹp, tắc trong stent hay cầu nối mạch vành,