Rối loạn nhịp tim và những điều cần biết
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí là tử vong nếu như không được điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cần biết về căn bệnh rối loạn nhịp tim nhé!
1.Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim thường được điều khiển bởi nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải. Từ nút xoang, các xung điện truyền qua tâm nhĩ, từ đó khiến các cơ nhĩ co lại và bơm máu vào 1 tâm thất. Các xung điện sau đó được lan truyền đến một cụm tế bào gọi là nút nhĩ thất (nút AV) – con đường duy nhất truyền tín hiệu từ tâm nhĩ đến tâm thất. Và khi các xung điện đến các cơ của tâm thất, làm cho tâm thất co lại và bơm máu đến phổi (từ tâm thất phải) hoặc đến phần còn lại của cơ thể (từ tâm thất trái).
Đối với một trái tim khoẻ mạnh, quá trình này diễn ra đều đặn và suôn sẻ. Theo đó, nhịp tim sẽ đập từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút.
2.Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi các xung động để tạo nhịp tim của bạn không hoạt động bình thường, từ đó khiến cho tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.
Rối loạn nhịp tim có thể xảy gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực hoặc cũng có thể không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim cũng có thể gây khó chịu, hay thậm chí là đe doạ đến tính mạng của bạn.
Việc điều trị rối loạn nhịp tim có thể giúp kiểm soát hoặc loại bỏ tình trạng nhịp tim nhanh, chậm hay không đều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng lối sống lành mạnh cho tim để giảm nguy cơ rối loạn nhịp và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
3.Nguyên nhân nào gây rối loạn nhịp tim?
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể do những bất thường hoặc bệnh lý của tim gây ra như các bệnh lý về tim mạch như: suy tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành…
Những nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến nhịp tim như tuổi tác, theo đó tuổi càng cao thì nguy cơ càng cao, người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, các bệnh lý về tuyến giáp, lạm dụng chất kích thích…Rối loạn nhịp tim cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Xem thêm
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Sâm tùng dưỡng tâm có tác dụng như thế nào đối với rối loạn thần kinh thực vật?
4.Triệu chứng nào mách bảo rằng bạn đang bị rối loạn nhịp tim?
Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào, tuy nhiên, bạn cần chú ý nếu xảy ra các triệu chứng dưới đây.
-Thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực
-Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm
-Khó thở với nhiều mức độ
-Cảm thấy đau tức vùng ngực
-Chóng mặt, đổ mồ hôi
-Ngất xỉu hoặc suýt ngất
Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên đi khám tại các chuyên khoa tim mạch.
5.Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-Suy tim
Khi tim bị loạn nhịp, khi đó hiệu quả bơm máu sẽ bị giảm sút. Chính vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Lâu ngày có thể làm tim suy yếu và dẫn đến suy tim.
-Đột quỵ
Máu ứ đọng lại tại buồng tim chính là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, từ đó gây tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây đột quỵ tim.
Một số biến chứng khác người bệnh có thể mắc phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim…
5.Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rối loạn nhịp tim
Điều quan trọng nhất là phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc ít nhất là 1 năm/lần nhằm phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn. Kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau, củ, trái cây tươi, ngũ cốc, cá…Cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo bão hoà và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
Có lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, không thức khuya, loại bỏ các chất kích thích ra khỏi cuộc sống.
Thông tin thêm cho bạn
Sâm tùng dưỡng tâm hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim nhanh và chậm. An toàn hiệu quả khi phối hợp điều trị rối loạn nhịp tim với các thuốc khác.
Sản phẩm được sản xuất theo quy trình tiên tiến bởi Tập đoàn dược phẩm Yiling hàng đầu Châu Á. Và được phân phối toàn quốc bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Tùng Linh.