Tìm Hiểu Mối Quan Hệ Giữa Nhịp Tim Và Huyết Áp
Chỉ số huyết áp và nhịp tim chính là hai chỉ quan trọng, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vậy, mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp là thế nào? Nhịp tim ảnh hưởng gì đến huyết áp? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1.Sự khác nhau giữa huyết áp và nhịp tim
Chỉ số huyết áp và nhịp tim là hai chỉ số khác biệt nhau nhưng đều liên quan đến sức khoẻ tim mạch của bạn.
Có một mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp, nhưng chúng không giống nhau. Huyết áp là áp lực máu chảy trong thành động mạch. Các mạch máu có thể được coi như một hệ thống ống dẫn, chúng có thể mở rộng hoặc co lại nhằm kiểm soát huyết áp. Trong khi đó, nhịp tim lại là số lần tim bạn đập trong một phút. Nhịp tim được điều khiển bởi hệ thống điện tim.
Mỗi khi tim bạn đập, nó sẽ co bóp và đẩy máu đi qua mạng lưới các động mạch trong cơ thể. Huyết áp sẽ tăng lên trong thời gian ngắn khi tim đẩy ra nhiều mái hơn để giữ cho tuần hoàn tiếp tục. Giữa các nhịp đập, tim sẽ thư giãn và làm giảm áp lực trở lại. Đó cũng là lý do tại sao mỗi nhịp tim có cảm giác giống nuhư một nhịp đập chứ không phải là một dòng áp lực liên tục như nước chảy qua vòi.
Huyết áp lý tưởng thường được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu đạt 120 mmHg và huyết áp tâm trương đạt 80 mmHg. Trong khi đó, nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi ở một người trưởng thành là từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút (BPM).
Đối với những người bị huyết áp cao, bạn không thể đo nhịp tim để thay thế cho việc đo huyết áp. Và ngược lại, đối với những người bị rối loạn nhịp tim, việc đo nhịp tim để chẩn đoán và điều trị bệnh vẫn là loại xét nghiệm được ưu tiên.
2.Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp
*Huyết áp cao có làm nhịp tim tăng không?
Khi hiểu rõ mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp, bạn sẽ hiểu được nhịp tim và huyết áp không nhất thiết phải tăng hoặc giảm cùng nhau. Theo đó, nhịp tim tăng không làm cho huyết áp tăng theo hoặc ngược lại. Mặc dù tim của bạn đập nhiều lần hơn trong một phút, nhưng các mạch máu khoẻ mạnh sẽ giãn ra để cho phép nhiều máu chảy qua dễ dàng hơn.
Khi bạn tập thể dục, nhịp tim sẽ nhanh hơn để có nhiều máu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể. Nhịp tim có thể tăng gấp đôi nhưng vẫn an toàn, trong khi huyết áp có thể đáp ứng bằng cách chỉ tăng một chút.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, huyết áp và nhịp tim thường tăng và giảm cùng nhau. Ví dụ như, khi bạn căng thẳng, có lối sống kém lành mạnh như hút thuốc, thức khuya…thì huyết áp và nhịp tim có thể cùng tăng lên và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
*Nhịp tim ảnh hưởng thế nào đến huyết áp và sức khoẻ?
Có thể nói, tăng huyết áp là một vấn đề sức khoẻ phổ biến và là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và đột quỵ. Trong khi đó, nhịp tim cao sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, còn đối với những người đã cao huyết áp thì nhịp tim tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mặc dù, mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp là rất quan trọng đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, nhịp tim tăng không phải là một yếu tố chính được cân nhắc trong việc lựa chọn thuốc điều trị huyết áp. Không có bằng chứng cho thấy việc dùng thuốc ổn định nhịp tim có thể giúp điều trị bệnh tăng huyết áp. Việc sử dụng thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là các loại thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim, có thể không làm giảm huyết áp.
Xem thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
*Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp, bạn cần xác đinh rõ các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, từ đó biết được huyết áp sẽ tăng hoặc giảm khi nào. Các yếu tố bao gồm:
-Cân nặng: Thừa cân, béo phì sẽ gây căng thẳng cho tim và mạch máu, góp phần làm tăng huyết áp.
-Chế độ ăn uống: Chế độ ăn quá nhiều muối và quá ít kali sẽ khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp.
-Mức độ hoạt động thể chất: Ít hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
-Thuốc men: Việc dùng một số loại thuốc có thể làm giảm hoặc tăng chỉ số huyết áp.
-Lối sống: Uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá, thưc khuya, căng thẳng đều ảnh hưởng tiêu cực đến tim và mạch máu.
-Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận…có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
-Tuổi tác: Huyết áp có thể tăng hoặc giảm khi bạn lớn tuổi hơn.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp thể hiện ở chỗ một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp cũng sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như:
-Tuổi tác: Nhịp tim trung bình có thể thay đổi theo từng độ tuổi
-Mức độ của hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất càng nhiều thì nhịp tim càng tăng
-Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính như cholesterol cao, tiểu đường, tim mạch có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
-Cân nặng: Cân nặng càng nhiều thì tim càng phải làm việc nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
-Thuốc men: Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta có thể làm giảm nhịp tim hoặc thuốc tuyến giáp có thể làm tăng nhịp tim.
-Nhiệt độ môi trường: Nhịp tim cũng có thể thay đổi khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
-Vị trí cơ thể: Nhịp tim sẽ thay đổi khi bạn nằm xuống hoặc đứng lên
-Cảm xúc: Hoảng sợ, lo lắng, căng thẳng hay phấn khích quá độ cũng có thể làm tăng nhịp tim.
Hiểu rõ về mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp từ đó biết cách kiể soát tốt hai chỉ số này chính là chìa khoá cho một cơ thể khoẻ mạnh.