[TÌM HIỂU] Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

12/11/2024
207

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, mặc dù họ không có tiền sử bẹnh tim hoặc các bệnh khác. Tuy nhiên, hầu hết các rối loạn nhịp tim chính là hậu quả của tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành.

1.Vì sao người cao tuổi dễ bị rối loạn nhịp tim?

Rối loạn chức năng nút xoang và các rối loạn hệ thống dẫn truyền nhĩ thất chính là nguyên nhân phổ biến của nhịp tim chậm ở người cao tuổi.

Nút xoang là nút điều khiển của nhịp tim. Tuy nhiên, ở những người cao tuổi, sự lão hoá đã khiến cho hệ thống dẫn truyền và cả nút xoang bị xơ hoá. Bên cạnh đó, cấu trúc của tim cũng bị biến đổi ít nhiều, nên chức năng của bộ phận này sẽ không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Và hệ quả là khiến cho nhịp tim người cao tuổi rất dễ bị rối loạn.

Mặt khác, nút xoang và hệ dẫn truyền còn bị tác động xấu bởi sự xơ vữa, chai cứng của hệ thôi tuần hoàn nuôi tim mạch. Đây cũng chính là yếu tố khiến cho tần số co bóp tim của người cao tuổi không đều, bị nhanh hoặc bị chậm hơn so với lúc trẻ tuổi.

Các mạch máu bị xơ vữa gây ra bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim, cũng nư các vấn đề khác về nhịp tim. Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây tử vong, suy giảm khả năng vận động.

Nói chung, rối loạn ở người cao tuổi luôn khởi phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự lão hoá. Chính vì thế, đối tượng này cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày để tránh được những biến chứng có liên quan tới tim mạch.

2.Những biểu hiện của rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

Rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao tuổi, ngay cả khi họ không có tiền sử tim mạch hoặc các bệnh lý khác liên quan. Biểu hiện rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là rất đa dạng, có thể là rối loạn nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp, rung nhĩ, hoặc các cơn nhịp nhanh…

Khi bị loạn nhịp tim, người bệnh thường có một số biểu hiện như trống ngực, đau thắt ngực, khó thở, choáng váng…Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Điểm danh 5 dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

3.Điều trị rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi như thế nào?

Tuỳ thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim mà có những phương pháp điều trị và nuhững loại thuốc khác nhau. Đa phần các bệnh nahan cao tuổi có rối loạn nhịp tim sẽ có chỉ định dùng thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông máu, kèm theo là một số thuốc khác để điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc, nên việc sử dụng, hiệu chỉnh liều lượng cần thuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ, ngày cả khi lựa chọn sử dụng các thuốc thảo dược.

Ngoài ra, một số người bệnh có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp can thiệp như máy khử rung, máy tạo nhịp, hoặc triệt đốt các ổ loạn nhịp…để điều trị bệnh. Tuỳ từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ và người bệnh sẽ thống nhất phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần chú ý đến chế độ ăn, sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khoẻ, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả, phòng được nhiều bệnh lý khác.

-Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, đường, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn các loại thịt trắng…hạn chế thịt đỏ. Đồng thời, không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lào, thuốc lá…

-Duy trì rèn luyện thể lực

Người bệnh nên duy trì rèn luyện sức khoẻ bằng cách tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày; không tập gắng sức; lựa chọn những môn phù hợp với sức khoẻ của mình; không nên tham gia các bộ môn cần quá nhiều thể lực.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần tạo cho mình một không gian sống thoải mái nhất, tránh lao lực, suy nghĩ căng thẳng, cáu gắt…Cần dùng thuốc đúng theo chỉ định và tích cực điều trị các bệnh lý đi kèm.

Một chú ý quan trọng là cần khám sức khoẻ đinh kỳ tối thiểu 6 tháng/lần đối với những người chưa có bệnh và ít nhất 3 tháng/lần đối với những người đã có bệnh.

Có thể nói, rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi dân số Việt Nam đang có sự già hoá. Mặc dù nên y học đang ngày càng phát triển, cơ hội để người bệnh tiếp cận với các phương pháp chữa bệnh hiện đại ngày càng tăng nhưng các mối nguy hiểm của bệnh tim mạch vẫn chưa dừng lại. Chính vì vậy, việc tuân thủ điều trị và có lối sống khoa học sẽ giúp dự phòng căn bệnh này một cách hiệu quả.

 

Hỏi & Đáp